Trong quá trình nghiên cứu này, các chuyên gia đề xuất sử dụng công nghệ cho phép chẩn đoán bệnh theo mùi. Các bác sĩ cũng nhắc nhở về volatolomics, một phân nhánh hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Theo các nhà khoa học, kết quả cuối cùng có thể là chế ra chiếc mũi robot.
Các chuyên gia tuyên bố họ đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu nhóm các hạt phát tán trong không khí, giúp đỡ người cảm nhận được mùi. Trong tài liệu đề cập đến khái niệm rằng tất cả các sinh vật sống đều thải ra hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như một quá trình sinh học để giao tiếp, trao đổi dữ liệu, bảo vệ và sinh sản. Các nhà khoa học kết luận rằng robot có thể phân tích mùi cơ thể con người, mồ hôi và nước mắt để dự đoán sự phát triển một số bệnh. Các tác giả lưu ý rằng thiết bị như vậy có khả năng chẩn đoán ung thư ở giai đoạn khởi phát.
Bài viết kết luận rằng phương pháp mô tả trên đây sau «vài bước nữa» là có thể áp dụng ở điều kiện phòng thí nghiệm. Trong tương lai, công nghệ này có thể được ứng dụng rộng rãi trong y học.