EdTech sau đại dịch
"Thị trường EdTech đã phát triển đáng kể, nhưng từ kinh nghiệm của bản thân tôi khi thực thi các dự án, có vẻ là đang xuất hiện «sự mệt mỏi trực tuyến». Đào tạo trực tuyến và các khoá học bổ sung - là chủ đề rất phổ biến dành cho các cuộc thảo luận, nhưng ưu điểm tình thế không đồng nghĩa là che phủ toàn bộ lối «tiếp cận truyền thống»".
"Đại dịch đã làm nổi bật khả năng của giáo dục trực tuyến, nhưng đồng thời, những vướng mắc mà lĩnh vực này phải đối mặt từ trước đại dịch giờ đây cũng trở nên bức xúc hơn. Trong đó, vấn đề chính là động lực tiếp tục giáo dục và cách giao lưu tiếp xúc của giáo viên với học trò", - chuyên gia Yulia Chernenko lưu ý.
«Các nhà thiết kế sư phạm khẳng định rằng điều quan trọng là phải tính đến thể loại tâm lý và tốc độ tiếp thu của học sinh. Không thể nói rằng môi trường trực tuyến đã có thể cung cấp các công cụ để thực hiện đầy đủ. Bất kỳ chương trình khóa học nào định hướng vào đối tượng đại chúng đều khó có thể xem xét điều chỉnh, bởi phải thích hợp với số đông», - chuyên gia Yulia Chernenko cho biết.
Tiềm năng phong phú dành cho hợp tác
«Ở Nga đang bắt đầu thực hiện dự án định hướng chuyên ngành sớm từ lớp 7 hoặc lớp 5, nếu chúng ta nói về vectơ cơ sở. Từ ngày 1 tháng 9 năm 2022, sẽ khởi động ngành dọc sáng tạo. Nga đang hướng tới phát triển nền kinh tế ứng nghiệm sáng tạo», - người đối thoại với Sputnik Vietnam cho biết.
«Vạn sự khởi đầu nan, đã có những bước đầu với rất nhiều thứ đang phát triển mau lẹ, nhưng tôi cho rằng hiện còn sớm để nói về thành tựu. Lấy ví dụ, các lớp học về truyền thông đa phương tiện ở 66 trường phổ thông của Matxcơva, đã tiến hành suốt cả năm và giờ đây đang tích cực tập hợp xử lý kinh nghiệm. Hẳn là kinh nghiệm về giáo dục sáng tạo và các dự án Liên bang trong lĩnh vực này có thể thu hút sự quan tâm của các đối tác châu Á», - bà Yulia Chernenko kết luận.