Biển Đông

Philippines sẵn sàng đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

MATXCƠVA (Sputnik) - Phía Philippines đã sẵn sàng đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và tìm ra giải pháp hữu nghị cho vấn đề này, người đứng đầu mới của Philippines, Ferdinand Marcos Jr., cho biết trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Sputnik

"Trung Quốc không chỉ là láng giềng, mà còn là đối tác và bạn bè. Tình hữu nghị song phương có thể và cần tiếp tục tăng cường. Vấn đề Biển Đông không phải là chương trình nghị sự chính trong quan hệ song phương, nó không nên hạn chế hoặc cản trở sự phát triển của hợp tác giữa chúng ta", - Marcos nói và được Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn.

Ông cũng nói thêm phía Philippines sẵn sàng đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc để có giải pháp hữu nghị cho vấn đề.
Biển Đông
Philippines lên án Đài Loan diễn tập bắn súng ở Biển Đông

“Đây sẽ là cách thức đúng đắn để phát triển mối quan hệ tương tác của chúng ta, sẽ đưa hợp tác song phương đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân các nước chúng ta”, - tổng thống nhấn mạnh.

Vấn đề lãnh thổ của một số đảo ở Biển Đông

Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh đã tranh cãi với một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quyền sở hữu lãnh thổ của một số hòn đảo ở Biển Đông, ở nơi mà trữ lượng hydrocacbon đáng kể đã được phát hiện. Đó là quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trường Sa, một trong số đó là đảo Pag-asa (Titu), và Hoàng Nham (Scarborough Reef). Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines có liên quan đến các mức độ khác nhau trong tranh chấp này.
Biển Đông
Philippines triển khai lực lượng hải quân ở Vịnh Subic trên Biển Đông để chống lại Trung Quốc

Quyết định của tòa án

Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đã ra phán quyết vào tháng 7 năm 2016, theo đơn kiện của Philippines, cho rằng Trung Quốc không có căn cứ cho các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án quyết định các vùng lãnh thổ tranh chấp của quần đảo Trường Sa (Nam Sa) không phải là đảo và không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Sau đó Bắc Kinh trả lời họ không coi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay là hợp lệ, không công nhận và không chấp nhận tài liệu này.
Thảo luận