Chuyên gia: Trung Quốc chứng tỏ cho Mỹ thấy lập trường đàm phán mạnh mẽ về vấn đề Ukraina

Các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Trung Quốc với lý do khủng hoảng Ukraina là vô căn cứ và không hợp pháp. Áp lực trừng phạt của phương Tây không thể kéo dài.
Sputnik
Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố lập trường của mình về Ukraina ngay cả trước khi bắt đầu cuộc họp cấp bộ trưởng G20 ở Bali. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói điều này trong các cuộc đàm phán với các bên có ảnh hưởng trực tiếp tới giải pháp cho vấn đề an ninh ở châu Âu, cũng như những nước có ảnh hưởng đáng kể đến đánh giá khách quan và phi chính trị hóa trên thế giới về những gì đang xảy ra ở Ukraina ngày nay.
Trung Quốc cho thấy rằng lập trường của mình về vấn đề này vẫn nhất quán và không thay đổi.
Những tuyên bố này cũng có thể được coi là một thông điệp trực tiếp tới Hoa Kỳ trước cuộc gặp của Vương Nghị tại Bali vào thứ Bảy với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken. Dự kiến, một trong những chủ đề chính của cuộc họp sẽ là khủng hoảng ở Ukraina. Bộ trưởng Trung Quốc đã nói rõ trước với người đối thoại Mỹ rằng ông sẽ bảo vệ tính đúng đắn trong cách giải thích của Trung Quốc về các sự kiện xung quanh Ukraina.
Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Vương Nghị khẳng định rằng "Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên định đứng về phía bên đúng đắn của lịch sử, bên thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình." Bộ trưởng dùng cụm từ "bên đúng đắn của lịch sử" với hàm ý sâu sắc. Đây là một cụm từ phổ biến trong từ vựng của các quan chức Mỹ và các đồng minh phương Tây của họ, những người chỉ trích Trung Quốc rằng nước này đã giữ quan điểm “không đúng đắn”, tức là không đứng về phía Mỹ trong câu chuyện về Ukraina.
Bộ trưởng ngoại giao Nga: Nga đưa ra G20 câu hỏi khó cho phương Tây nhưng không nhận được hồi đáp

Nước cờ bất thường

Giáo sư Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Á Phi thuộc đại học tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng Bộ trưởng Trung Quốc đã đi một nước cờ khác lạ trong thực tiễn ngoại giao trước cuộc hội đàm với Blinken:

“Các tuyên bố thường được đưa ra sau khi kết thúc đàm phán, chứ không phải trước cuộc đàm phán. Đây là thời điểm khi Trung Quốc đi bước phủ đầu - không có gì phải bàn luận, lập trường của Trung Quốc không thay đổi. Vương Nghị nhận thức rõ rằng nhiệm vụ chính của cả EU, Anh và Mỹ là thuyết phục Trung Quốc ngừng hỗ trợ Nga, bao gồm cả thương mại và kinh tế, chưa nói gì tới bất kỳ tuyên bố chính trị đáng chú ý nào. Vương Nghị công khai ấn định lập trường đàm phán từ trước, lập trường này rất mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là sẽ không thể thuyết phục ông ta được, vì không chắc Vương Nghị sẽ đưa ra một tuyên bố mới kiểu như là, quý vị biết đấy, chúng tôi đã lầm”.

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì lập trường khách quan và công bằng về Ukraina. Ông sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề thông qua các cuộc đàm phán và sẽ ủng hộ mọi nỗ lực để thúc đẩy giải pháp hòa bình đối với cuộc khủng hoảng. Giáo sư Alexei Maslov cho biết đây là một trong những cách tiếp cận chính của Trung Quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng:

“Trung Quốc cho rằng đằng sau các sự kiện ở Ukraina là chính sách của Mỹ nhằm chia rẽ thế giới. Mặc dù Vương Nghị không trực tiếp bày tỏ ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng ông vẫn cho thấy rõ rằng Trung Quốc đứng về phía Nga trong cuộc xung đột địa chính trị này. Chính xác hơn, Nga và Trung Quốc có chung một lập trường. Vương Nghị nhắc lại luận điểm gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình. Điều chính yếu bây giờ là vượt qua một số cuộc khủng hoảng phát sinh ở thời điểm hiện tại. Và về vấn đề này, Trung Quốc ủng hộ giải pháp nhanh nhất có thể cho tình hình này bằng biện pháp hòa bình”.

Tại cuộc gặp với Đại diện Cấp cao về Đối ngoại và Chính sách An ninh của EU Josep Borrell, Vương Nghị nhắc lại rằng Chủ tịch Trung Quốc đã vạch ra toàn diện và rõ ràng "bốn nghĩa vụ" của Trung Quốc, đưa ra định hướng quan trọng về theo đuổi hòa bình và an ninh lâu dài. Bộ trưởng cho biết, tất cả các nỗ lực của Trung Quốc cho đến nay đều nhằm thuyết phục nhu cầu hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán.
Ở Trung Quốc nhắc Mỹ và phương Tây về sự thật không dễ chịu ở G20
Trung Quốc đang sử dụng nền tảng cấp bộ trưởng G20 để củng cố các nỗ lực toàn cầu nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Đồng thời, không giống như đại diện của một số quốc gia đã đến Bali, ông không chia các đối tác đàm phán thành hai phe trên nguyên tắc ủng hộ và phản đối lập trường của ông về Ukraina. Các đối tác phương Tây của Trung Quốc sẽ buộc phải tính đến điều này. Lập trường cứng rắn của Trung Quốc về Ukraina sẽ ngăn họ biến cuộc họp cấp bộ trưởng thành “trò chơi một chiều”.
Thảo luận