Như vậy, Nga vẫn giữ vị trí là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc, vượt qua cả Ả Rập Xê-út. Trong nửa đầu năm nay, Ấn Độ đã tăng lượng dầu mua từ Nga lên gấp 5 lần, bất chấp áp lực từ các đối tác phương Tây muốn giảm thiểu thị phần của Nga trên thị trường nguyên liệu thô thế giới.
Dự kiến vào nửa cuối tháng này sẽ có số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc cho tháng 6. Vì thế những số liệu tháng 6 có thể được coi là ước tính. Tuy nhiên, theo dữ liệu của các nhà phân tích thị trường dầu nói trên, nguồn cung dầu của Nga - cả đường ống và đường biển – trong tháng trước đã đáp ứng cho Trung Quốc 15% nhu cầu đối với loại nhiên liệu này. Lượng dầu giao bằng đường biển ước tính đạt 1,04-1,15 triệu thùng mỗi ngày. Riêng qua hai tuyến đường ống - Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) và Kazakhstan-Trung Quốc đã có khoảng 880 nghìn thùng dầu được cung cấp mỗi ngày. Công ty dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc Sinopec đã mua 20 triệu thùng dầu ESPO của Nga vào tháng 5 và tháng 6. Nguồn cung dầu Urals cũng đang tăng lên, chỉ riêng trong tháng 6, khoảng 250.000 thùng dầu đã được cung cấp hàng ngày cho các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc.
Dữ liệu thống kê hải quan
Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong các tháng 3, 4 và 5, Trung Quốc đã mua lượng dầu trị giá 18,9 tỷ USD từ Nga. Con số này cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ cũng bắt đầu mua dầu của Nga. Ví dụ, chỉ trong tháng 3, New Delhi đã mua 6 triệu thùng dầu của Nga, bằng một nửa tổng lượng dầu mà Ấn Độ mua từ Nga trong năm 2021. Theo kết quả của ba tháng mùa xuân, lượng hàng giao từ Nga đến Ấn Độ tăng gấp 5 lần, tổng khối lượng lên tới 5,1 tỷ USD.
Hoa Kỳ đã nhiều lần phàn nàn rằng tình trạng này làm suy yếu tác động của các lệnh trừng phạt chống Nga. Washington đã nêu gương bằng cách từ chối mua dầu của Nga và đang tích cực thúc giục các nước khác, chủ yếu là các đối tác của mình, noi theo. Như vậy, chỉ riêng nhờ bán dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ, Nga đã nhận được thêm 13 tỷ đô la trong ba tháng.
Đối với Hoa Kỳ, với tư cách là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, việc từ chối dầu của Nga, nếu không có lợi, thì ít nhất cũng không có ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng các đối tác châu Âu của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu dầu từ Nga. Litva phụ thuộc vào nguồn cung dầu của Nga tớimức 83%, Phần Lan - 80%, Slovakia - 74%, Ba Lan - 58%, Hungary - 43%, Đức là 30%. Quan trọng nhất, theo IEA, trongnăm 2021, EU chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga, trong khi Trung Quốc chiếm 22%.
Huang Xiaoyong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu An ninh Năng lượng thuộc Viện Khoa học Nhân dân Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik bày tỏ quan điểm rằng, Washington không thể xây dựng một mặt trận thống nhất để gây áp lực lên Nga và các mặt hàng xuất khẩu của nước này, ngay cả các đồng minh của Mỹ cũng có lợi ích quá khác biệt, chưa nói gì tới các quốc gia trung lập. của Trung Quốc, nói.
Tất nhiên, châu Âu đã đặt ra mục tiêu chính trị là giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga. Quyết định về lệnh cấm vận dầu mỏ từ Nga được đưa ra vào ngày 31/5. Theo kế hoạch, việc nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển sang các nước EU sẽ bị cấm hoàn toàn trong sáu tháng, và các sản phẩm dầu trong tám tháng. Một số nước EU sẽđượcáp dụng ngoại lệ. Brussels vẫn đang cho phép Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia tiếp nhận dầu của Nga. Bulgaria cũng đã được hoãn lệnh cấm vận hàng hải cho đến cuối năm 2024. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp này chắc chắn sẽ dẫn đến một sự chuyển đổi lớn của thị trường dầu mỏ toàn cầu, chuyên gia Huang Xiaoyong nhậnđịnh.
Nhưng đối với các nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là những nước không tham gia lệnh trừng phạt chống Nga và đang cố gắng giữ thái độ trung lập về vấn đề này, một cơ hội đang mở ra. Xét cho cùng, trong điều kiện giá dầu đang phá kỷ lục (và điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi nguồn cung giảm mạnh), Nga sẵn sàng chào bán dầu vớigiá chiết khấu cho các nước thân hữu. Ví dụ, dầu ESPO được bán cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc với giá thấp hơn 20 USD / thùng so với Dầu thô Dubai. Dầumác Ural của Nga thậm chí có thể có giá thấp hơn 40 đô la so với Brent. Đồng thời, việc các công ty dầu mỏ của Trung Quốc và Ấn Độ đềucó lợi khi mua thật nhiều dầu. Hiện nay trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch của nền kinh tế các nước này, họ đang rất cần nguồn cung cấp năng lượng ổn định và rẻ tiền để bổ sung nguồn dự trữ của mình.
Tiện nói về nguồn nhiên liệu dự trữ
Nếu vẫn có thể cầm cự bằng cách nào đó để từ chối dầu Nga, thì tình hình với khí đốt khó khăn hơn nhiều. Người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, Klaus Müller, cho biết nếu không có nguồn cung từ Nga thì khí đốt ở Đức chỉ đủ dùng trong vòng một đến hai tháng. Trước đó, tin đưa rằng tổ hợp hóa chất lớn nhất thế giới BASF có thể phảiđóng cửa do thiếu khí đốt của Nga ở Đức. Giá điện ở EU đạt mức cao nhất trước nay do giảm nguồn cung cấp khí đốt qua các tuyến đường ống từ Nga. Một số thành phố ở Đức đã buộc phải áp dụng mức tiêu thụ nước nóng. Ví dụ ở Dippoldiswalde, mọi người chỉ có thể tắm nước ấm ba lần một ngày.