Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi giành được độc lập từ Anh vào năm 1948. Biểu tình lên đỉnh điểm vào cuối tuần trước khi hàng nghìn người xông vào nhà và phủ tổng thống, cũng như văn phòng Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, yêu cầu các lãnh đạo từ chức.
Trong khi đó, ngày 10/7, Ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken tuyên bố rằng "sự gây hấn của Nga" có thể đã góp phần gây nên tình trạng bất ổn tại quốc gia Nam Á này. Trao đổi với Sputnik về vấn đề trên, ông Tôn Sinh Thành, cựu Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, phân tích rằng:
“Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tại Sri Lanka gồm khách quan và chủ quan. Nếu nói cuộc khủng hoảng này do xung đột giữa Nga và Ukraina là không đầy đủ, chưa hoàn toàn chính xác. Nếu nói như vậy thì “bẫy nợ” mà Trung Quốc gây ra tại Sri Lanka cũng chỉ là một phần nguyên nhân hiện nay”.
Còn theo phân tích của ông Phí Vĩnh Tường, quyền Viện trưởng, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, cuộc xung đột ở
Ukraina là một nguyên nhân gián tiếp, cộng hưởng với những yếu tố khác dẫn đến tình trạng bất ổn ở Sri Lanka.
Theo nhà ngoại giao Tôn Sinh Thành, nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị tại quốc đảo này nằm ở chỗ Chính phủ
Sri Lanka đã vay quá nhiều và không thể trả nợ, dẫn đến tình trạng phá sản. Hơn nữa, Sri Lanka không có dự trữ ngoại hối nên không thể nhập các loại mặt hàng thiết yếu.
“Chính phủ Sri Lanka điều hành và quản lý nền kinh tế không được tốt. Việc giảm thuế của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa tốt về mặt xã hội nhưng lại giảm nguồn thu của nhà nước, dẫn đến giảm ngân sách, không đủ nguồn thu trang trải cho các hoạt động của chính phủ”, cựu Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ chỉ ra.
Theo quy luật cung - cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu bị đẩy lên cao. Đây là nguyên nhân khiến mức
lạm phát của Sri Lanka “phi mã” lên mức 54,6% trong tháng 6/2022. Giới chuyên gia dự kiến rằng, 70% sẽ là con số lạm phát cho những tháng tiếp theo.
“Đồng nội tệ của nước này đã mất giá tới 80% khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, làm trầm trọng thêm lạm phát vốn đã ngoài tầm kiểm soát”, ông Phí Vĩnh Tường nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, vấn đề
chính trị nội bộ của Sri Lanka đã không được dàn xếp ổn thỏa từ lâu. Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Phí Vĩnh tường phân tích:
Theo quy định của Hiến pháp Sri Lanka, Quốc hội không thể bỏ phiếu phế truất Tổng thống nhưng đảng đối lập chính đã tìm cách tổ chức phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với đảng của Tổng thống với mục tiêu buộc ông Rajapaksa
từ chức hoặc phải chấp nhận một đạo luật giảm bớt quyền hạn. Từ đó cho phép phe đối lập thành lập chính phủ mới nằm ngoài tầm kiểm soát của Tổng thống.
Chia sẻ với Sputnik, cựu Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đã chỉ ra nguyên nhân khách quan dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay tại đất nước Nam Á. Ông cho biết:
Đồng tình với nhà ngoại giao, ông Phí Vĩnh Tường, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, phân tích thêm:
“Cũng từ tác động của COVID-19, lượng kiều hối mà Sri Lanka nhận được trong năm 2021 thấp nhất trong một thập kỷ qua, làm ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn ngoại tệ của đất nước. Yếu tố suy giảm nguồn cung và giá lương thực thế giới tăng cao cũng là yếu tố khách quan có tính cộng hưởng làm điều kiện khách quan cho những bất ổn kinh tế”.
Có thể thấy, những gì đang xảy ra ở quốc đảo Nam Á với 22 triệu dân này còn tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng
tài chính thường thấy ở các nước đang phát triển. Đó là sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế khiến người dân phải vật lộn để mua thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác. Đồng thời tình trạng bất ổn và bạo lực đang tiếp diễn.
Đánh giá về quan hệ song phương Việt Nam - Sri Lanka, cựu Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành, cho biết:
Về phần mình, ông Phí Vĩnh Tường, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị học thế giới, cho rằng tình trạng bất ổn tại Sri Lanka không tác động quá mạnh đến giá trị, chất lượng và số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Cũng theo vị chuyên gia này, Việt Nam và Sri Lanka chia sẻ những giá trị tương đồng. Về lịch sử, hai nước đều tham gia “Phong trào không liên kết”. Dưới thời Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, Sri Lanka duy trì tinh thần ngoại giao “làm bạn với tất cả các quốc gia”, khá tương đồng với chủ trương tiếp tục là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi
Việt Nam có thể giúp Sri Lanka vượt qua khủng hoảng như thế nào, ông Phí Vĩnh Tường, cho biết:
“Về mặt quản trị, Việt Nam chia sẻ với Sri Lanka kinh nghiệm quản trị đất nước, cách thức Việt Nam ứng phó với lạm phát tăng cao. Ngoài ra, Việt Nam có thể hỗ trợ Sri Lanka giải quyết tình trạng thiếu lương thực thông qua các kênh viện trợ nhân đạo và thương mại”.
Là một nhà ngoại giao dày dặn kinh nghiệm, cựu Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành tin tưởng rằng, Việt Nam luôn luôn ủng hộ Sri Lanka. Việc tiếp tục mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế hay giúp đỡ Sri Lanka trong điều kiện có thể như thuốc men, lương thực.
Với vị trí chiến lược nằm ở một trong những tuyến đường biển có mật độ giao thông nhộn nhịp nhất thế giới, vì vậy các tổ chức thế giới không thể để một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược như vậy “sụp đổ”.
Trong diễn biến mới đây nhất,
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hy vọng tình trạng bất ổn ở Sri Lanka sẽ sớm được giải quyết để các cuộc đàm phán viện trợ có thể được nối lại.