Các đảng đối lập ở Sri Lanka đồng ý thành lập chính phủ lâm thời

© AP Photo / Eranga JayawardenaQuân đội Sri Lanka tại trạm kiểm soát bên dinh Thủ tướng ở Colombo
Quân đội Sri Lanka tại trạm kiểm soát bên dinh Thủ tướng ở Colombo - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các đảng đối lập chính của Sri Lanka đã đồng ý thành lập một chính phủ lâm thời chung các đảng phái, báo Deccan Herald đưa tin.

"Chúng tôi đã thỏa thuận được về nguyên tắc việc thành lập một chính phủ đoàn kết có sự tham gia của tất cả các đảng phái trong thời gian tạm thời. Đó sẽ là một chính phủ có đại diện của tất cả các đảng", - nghị sĩ Wimal Weerawansha nói.

Về phần mình, Tổng thư ký đảng đối lập chính Lực lượng Nhân dân đoàn kết Ranjit Madduma Bandara lưu ý rằng đảng của ông đã tiến hành các cuộc thảo luận nội bộ sâu rộng để có được thỏa thuận này.

"Chúng tôi cố gắng lập ra một chính phủ lâm thời của tất cả các đảng trong một thời gian giới hạn, sau đó sẽ tiến tới bầu cử quốc hội", - chính trị gia nói.

Lãnh đạo của các đảng phái chính trị có đại diện trong quốc hội sẽ gặp nhau vào chiều thứ Hai thảo luận việc triệu tập Hạ viện để bàn giao quyền lực cho chính phủ mới sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cho biết ông sẽ từ chức.

Chuyện gì đang xảy ra ở Sri Lanka?

Hôm trước đó, cuộc biểu tình hàng nghìn người đã quét qua thủ đô của Sri Lanka. Thay vì cuộc tuần hành ôn hòa được lên kế hoạch cho ngày hôm đó, những người biểu tình đã vượt qua hàng rào cảnh sát, chiếm giữ dinh tổng thống. Bản thân tổng thống đã được sơ tán và, theo truyền thông, có thể đã rời Sri Lanka bằng máy bay. Theo các bác sĩ, ít nhất 40 người bị thương do hậu quả của các cuộc biểu tình, trong đó có hai cảnh sát.
Trong một cuộc họp khẩn cấp, lãnh đạo các đảng phái của đất nước kêu gọi tổng thống và thủ tướng từ chức, chỉ định chủ tịch quốc hội làm tổng thống lâm thời, bầu ra nguyên thủ quốc gia mới từ các thành viên quốc hội trong vòng 30 ngày, và cũng chỉ định chính phủ lâm thời của tất cả các đảng và tổ chức bầu cử trong thời gian tới.
Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948. Đại dịch coronavirus tấn công lĩnh vực du lịch, một nguồn thu ngoại tệ quan trọng, khiến Sri Lanka không thể mua đủ nhiên liệu. Trong nước thiếu lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men và khí đốt. Nhiều vùng của Sri Lanka đang phải đối mặt với tình trạng mất điện liên tục do thiếu nhiên liệu. Đồng thời, nợ nước ngoài của quốc đảo ước tính lên tới 51 tỷ USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала