Tác giả tin rằng tại hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua, được tổ chức ở Đức, Hoa Kỳ đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho các đối tác, buộc họ phải đề cập dưới hình thức này hay cách khác về khả năng hạn chế giá dầu trong thông cáo chung cuối cùng.
“Trong nhiều tháng, chính quyền Biden nhất quyết yêu cầu các đồng minh của họ thỏa thuận về giới hạn giá trần cho dầu của Nga. Tuy nhiên, họ nghi ngờ ý tưởng này và đã làm đúng”, - ấn phẩm viết.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ theo đuổi những mục đích gì?
Bộ Tài chính Mỹ theo đuổi hai mục tiêu: giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga và ngăn chặn sự gia tăng của giá vàng đen, vốn thực sự thảm khốc đối với nền kinh tế, bài báo lưu ý. Đồng thời, để giảm giá, châu Âu đã thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ một phần và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động bảo hiểm hàng hải cho hàng hóa dầu của Nga, Sandbu nhớ lại.
Đồng thời, theo tác giả, kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm hạn chế giá của nguồn tài nguyên này có thể dẫn đến thực tế là khối lượng dầu mà Nga bán ra sẽ giảm, nhưng chỉ ở mức không đáng kể, và sự giảm cung nhỏ này sẽ làm tăng giá nhiều đến mức Matxcơva sẽ nhận được nhiều doanh thu hơn nữa.
Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva. Điện Kremlin gọi các hạn chế này là một cuộc chiến tranh kinh tế với quy mô chưa từng có trước nay, đồng thời thực hiện các biện pháp trả đũa bằng cách cấm các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền khỏi hệ thống tài chính Nga và chuyển thanh toán khí đốt thành đồng rúp.
Như Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ ra, chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là một chiến lược lâu dài của phương Tây, và các lệnh trừng phạt đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ông tin tưởng rằng những sự kiện hiện tại là dấu chấm hết của sự thống trị toàn cầu của phương Tây cả về chính trị và kinh tế.