"Canada ngày 17/7 đã gửi sang Đức một tuabin khí Siemens Energy đã sửa chữa xong để sử dụng bơm khí đốt vào đường ống “Dòng chảy phương Bắc” dẫn từ Nga đến Đức... Thiết bị này đang được chuyển tới Đức bằng máy bay chứ không phải bằng đường biển như kế hoạch ban đầu nên sẽ đến nơi sớm hơn", - ấn phẩm cho biết.
Sau đó thiết bị sẽ phải mất thêm "năm đến bảy ngày nữa" mới đến được Nga, nếu không có vấn đề gì về hậu cần và hải quan, tờ báo này khẳng định.
“Tiếp theo đó, tuabin sẽ được vận chuyển bằng phà và đường bộ qua Helsinki đến Nga (trạm nén khí Portovaya nằm gần làng Torfyanovka tỉnh Leningrad, cách biên giới giáp Phần Lan khoảng 20 km)... Thiết bị dự kiến sẽ đến Nga vào ngày 24/7, cần thêm ba hoặc bốn ngày nữa để hiệu chỉnh đưa vào vận hành", - tờ báo lưu ý.
Sự cố tuabin “Dòng chảy phương Bắc”
Gazprom, nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu, đã tuyên bố vào giữa tháng 6 rằng họ chỉ có thể cung cấp 67 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày qua “Dòng chảy phương Bắc”, trong khi khối lượng theo kế hoạch là 167 triệu m3. Công ty giải thích nguyên nhân là do thời gian sửa chữa định kỳ thiết bị nén khí kéo dài, sự chậm trễ trong việc công ty Siemens của Đức do lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga đã không hoàn trả được thiết bị này về trạm sau khi sửa chữa ở nhà máy Canada, cũng như trục trặc kỹ thuật về động cơ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên của Canada ông Jonathan Wilkinson vào tháng 7 nói rằng bất chấp các lệnh trừng phạt, Canada sẽ trả lại các tuabin đã sửa chữa cho đường ống “Dòng chảy phương Bắc” theo yêu cầu của Đức. Quyết định của Canada được tán đồng ngay cả ở Mỹ: ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng ngoại lệ như vậy trong chế độ trừng phạt sẽ giúp châu Âu khôi phục được trữ lượng khí đốt. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Ukraina kêu gọi Ottawa xem xét lại quyết định nói trên và triệu tập Đại biện lâm thời Canada lên Bộ để có ý kiến.