“Bầu cử tổng thống mới không giải quyết được cuộc khủng hoảng Sri Lanka. Mọi thứ ít nhiều sẽ trở lại bình thường nếu chính phủ đoàn kết dân tộc tìm được tiền và ít nhất là đảm bảo lượng nhiên liệu sẵn có tại các trạm xăng. Nhưng điều này chỉ có thể được thực hiện với các khoản vay bên ngoài mới, có nghĩa là Sri Lanka sẽ nợ nhiều hơn. Và không rõ là chính phủ sẽ làm gì với tình huống tiếp theo này. có khả năng sau một thời gian chúng ta lại sẽ thấy tình trạng chống đối từ người dân nếu chính phủ không ổn định được tình hình”, - Alexey Kupriyanov nhận định.
Không phải chuyện chính trị
“Khác với Trung Quốc, IMF thường cấp tiền với một số điều kiện nhất định. Thông thường là IMF sẽ đưa ra những khuyến nghị cải cách, vì vậy có khả năng lần này thuốc của IMF sẽ nặng hơn căn bệnh của Sri Lanka. Tức là IMF sẽ cấp tiền để tái cơ cấu nền kinh tế, và các nhà chức trách Sri Lanka rất có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Tôi không chắc rằng xã hội Sri Lanka hiện đã sẵn sàng cho việc này. Kết quả là, điều này sẽ dẫn đến thực tế là chúng ta sẽ lại chứng kiến các cuộc biểu tình của công chúng, nhưng ở một phiên bản khác,”- Alexey Kupriyanov nói.
“Phần lớn nợ nước ngoài của Sri Lanka do IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á nắm giữ. Trong tình hình hiện tại, đất nước cũng sẽ tìm tới nhờ IMF trợ giúp, chứ không phải là Ấn Độ. Ấn Độ khó có thể giúp đỡ. Ngoài ra, theo truyền thống, giới tinh hoa Sri Lanka đang cố gắng bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng quá mức của Ấn Độ. Họ không muốn trở thành phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là vào Ấn Độ, không một gia tộc chính trị nào cho phép điều này, cho dù đó là một gia tộc mới hay gia tộc Rajapaksa, vốn đã trở lại sau vài năm. Liên quan tới Trung Quốc, có lẽ hiện tại nước này vẫn chưa sẵn sàng cung cấp các khoản tín dụng và khoản vay cho Sri Lanka. Do đó, chính phủ mới không còn cách nào là phải ngậm liều thuốc đắng của IMF”.
"Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị của Sri Lanka sẽ thuyết phục người dân về điều này. Trong mọi trường hợp, tiếp theo sau sẽ là các cải cách khá cứng rắn và cắt giảm chi tiêu của chính phủ, nếu không vượt thoát khỏi khủng hoảng lẽ là không thể. Nhưng rất khó hình dung làm thế nào để thuyết phục dân chúng về điều này".
Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn ở Sri Lanka
“Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ bị chịu thiệt hại lớn. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kỳ chính phủ mới nào cũng sẽ phải tìm kiếm tiền từ đâu đó, và rất có thể sẽ tìm vay của Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ đây Sri Lanka có khả năng sẽ xem xét lại nhiều dự án cơ sở hạ tầng bắt đầu trước đó, vì đơn giản là không có tiền. Về vấn đề này thì Trung Quốc có thể bị thiệt hại - một số dự án mà họ đã đầu tư có thể bị đóng băng hoặc hủy bỏ. Nhưng điều này không phải do tâm lý chống Trung Quốc, không phải vì Tổng thống Rajapaksa, người được nhiều người coi là một chính trị gia thân Trung Quốc, đã rời đất nước. Điều này chủ yếu do thực tế là trong điều kiện khủng hoảng tài chính, cần phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng".
"Đồng thời, tổng thống từ chức không phải là một chính trị gia thân Trung Quốc; ông đã giao tiếp khá thành công với cả người Trung Quốc và người Ấn Độ. Ông là một chính trị gia đủ kinh nghiệm và khéo léo để không chọn một bên nào đó nhất định. Ông ấy đã biết hành xử khôn léo giữa Ấn Độ và Trung Quốc".
“Hiện nay rủi ro đối với đầu tư của Trung Quốc vào Sri Lanka là khá cao, bởi vì chưa rõ ràng kết cục của cuộc khủng hoảng sẽ ra sao, các khoản nợ bên ngoài rất khó xử lý. Có thể giả định rằng trong năm tới, Trung Quốc sẽ thận trọng về triển vọng đầu tư vào nền kinh tế của hòn đảo. Đồng thời, Bắc Kinh có thể thực hiện các hành động hỗ trợ nhân đạo riêng lẻ. Tuy nhiên, sẽ không thể có chuyện Trung Quốc tham gia vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng Sri Lanka. Đồng thời, lòng tin chính trị giữa hai nước sẽ không bị lung lay, bởi cho dù là giới tinh hoa chính trị nào lên nắm quyền ở Sri Lanka, họ vẫn sẽ duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Số “vốn liếng” này đã được tích lũy trong nhiều năm, và sẽ không ai từ chối nó”, - Gleb Makarevich nói.