Theo quan điểm của chuyên gia Vương Hồng Lượng từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, hải quân Trung Quốc cần có 2 tàu sân bay ở mỗi vùng trong ba vùng biển giáp giới Trung Quốc: biển Hoàng Hà, Hoa Đông và Hoa Nam. Ngoài ra, còn cần thêm 1 «sân bay nổi» nữa, như ý kiến của chuyên gia này, để đảm bảo túc trực ở vùng biển Ấn Độ Dương nhằm bảo vệ tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng nhất đối với Bắc Kinh.
Một tháng trước, Trung Quốc đã hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ ba có tên gọi là «Phúc Kiến». Theo các nhà phân tích, hàng không mẫu hạm này có thể được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ trong vòng 6-8 năm. Như vậy sẽ giúp cho QGPND Trung Quốc «có nhiều cơ hội hơn trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Đài Loan».
Tàu sân bay «Phúc Kiến» có lượng choán nước 80.000 tấn, hoàn toàn là thiết kế của Trung Quốc. Theo dữ liệu của tờ báo Hồng Kông, tàu sử dụng hệ thống máy phóng điện từ mới nhất để phóng máy bay trên boong, tương tự như hệ thống được sử dụng trên tàu sân bay Mỹ «Gerald Ford».
Trong thành phần Hải quân Trung Quốc có 2 tàu sân bay. Chiếc thứ nhất («Liêu Ninh») được đóng trên cơ sở tuần dương hạm chở máy bay hạng nặng «Varyag» chưa hoàn thiện của Liên Xô, mà Trung Quốc mua lại từ Ukraina. Chiếc thứ hai («Sơn Đông») – đóng trên cơ sở mẫu «Liêu Ninh». Cả hai tàu sân bay đều trang bị trạm điện phi hạt nhân. «Sơn Đông» có ưu điểm là khu vực chứa máy bay lớn hơn, cũng như độ dốc của bàn đạp cất cánh là 12 độ, chứ không phải 14 độ. Ngoài ra, cấu trúc thượng tầng của tàu này chiếm không gian trên boong ít hơn 10% so với tàu sân bay đầu tiên của QGPND Trung Quốc, nhưng cao hơn một bậc.