Con đường nhọc nhằn tới ngôi vị «công xưởng thế giới»
Việt Nam cách cái bẫy hai bước
«Nhưng Việt Nam sẽ không bao giờ thế chỗ Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Hai nền kinh tế này không thể sánh ngang về tầm vóc. Năm 2021, theo dữ liệu của IMF, GDP của Việt Nam là 368 tỷ USD, của Trung Quốc là gần 16.863 tỷ USD. Trong tháng Sáu 2022, hàng Việt Nam xuất khẩu trị giá 32,65 tỷ USD còn Trung Quốc – nhiều hơn gấp chục lần, 331,3 tỷ USD. Không nên quên rằng việc rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam đã bắt đầu ngay từ trước khi bùng ra cuộc thương chiến Mỹ-Trung và xuất phát điểm là đã tăng tiền công và siết chặt yêu cầu về môi trường ở Trung Quốc, hệ quả là đẩy tăng cao những chi phí sản xuất. Bây giờ Việt Nam cũng phải đối mặt với cùng vấn đề tương tự. Theo nhãn quan của tôi, Việt Nam đang cách không xa bẫy thu nhập trung bình. Tôi cho rằng năm 2030 là giới hạn khi Việt Nam còn được hưởng lợi thế so so với Trung Quốc dưới dạng nhân công lao động giá rẻ. Bởi trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã đặt ra trước nền kinh tế quốc dân những mục tiêu đầy kỳ vọng: đến năm 2045, Việt Nam cần bước vào nhóm các nước có thu nhập bình quân cao trên đầu người. Mà như thế đồng nghĩa với việc giá thành sản xuất ở Việt Nam sẽ tăng, và các tập đoàn liên lục địa, các công ty đa quốc gia sẽ buộc phải tìm đến những nước rẻ hơn».
Đại dương đe dọa các doanh nghiệp Việt Nam
«Việt Nam đối mặt với viễn cảnh phải di chuyển hàng triệu người và cơ sở sản xuất đến địa điểm mới vào năm 2050, giống như Liên Xô từng dời chuyển các xí nghiệp sang miền đông vào thời kỳ đầu Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Tương ứng, sẽ cần phải tìm kiếm và chuẩn bị địa bàn mới cho công việc này. Tôi nghĩ sẽ giải quyết được ổn thoả các vấn đề với tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết và đào tạo các chuyên gia có trình độ cao».