"Trước đây không ai làm như vậy"
Ông lưu ý rằng trong trường hợp xảy ra tình huống nguy cấp nói trên, quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với một quốc gia có từ 4,5 nghìn đến sáu nghìn đầu đạn hạt nhân.
"Không một vị tổng thống nào ở thời Chiến tranh Lạnh trong đầu lại nảy sinh ý tưởng lĩnh về mình một cam kết như vậy - mạo hiểm sự tồn vong của dân tộc chúng ta để bảo vệ lãnh thổ một nước khác ở cách xa hàng nghìn dặm, trong khi đất nước đó chưa bao giờ có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với Hoa Kỳ", - chính trị gia nói.
Theo ông, một quyết định như vậy trong thế kỷ 20 sẽ bị coi là "sự điên rồ".
Mở rộng NATO
Các nhà lãnh đạo NATO tại hội nghị thượng đỉnh ngày 29/6 đã chính thức mời Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh. Điều này có thể thực hiện được sau một số vòng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm cả ở cấp cao nhất, kết quả là Ankara rút lại ý kiến phản đối việc kết nạp những thành viên mới nói trên vào liên minh.
Moskva nhiều lần nhấn mạnh Nga không có ý định gây hấn với bất kỳ quốc gia nào. Đồng thời trong ban lãnh đạo Nga lưu ý rằng phương Tây đang nhắm tới mục tiêu đối đầu. Theo ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống, việc NATO mở rộng hơn nữa sẽ không mang lại an ninh vững chắc hơn cho châu Âu, vì khối quân sự này xử sự một cách gây hấn. Tuy nhiên, ông Peskov nói rõ rằng ông không coi việc Thụy Điển và Phần Lan có thể gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương là mối đe dọa hiện hữu đối với nước Nga.