Chuyên gia đưa ra nhận định nói trên để bình luận về các biện pháp trừng phạt của EU đối với Liên bang Nga.
Theo ông De Maison Rouge, vào thế kỷ 19 việc phong tỏa nước Anh đã gây hậu quả phản tác dụng, vì nguồn nguyên liệu thô và máy công cụ bị thiếu hụt, còn số bán ra bên ngoài châu Âu cuối cùng cũng vĩnh viễn không được thay thế.
Như chuyên gia lưu ý, ban đầu Đế quốc Anh bị ảnh hưởng nhiều từ hậu quả của việc bị loại khỏi thị trường châu Âu, nhưng ngay sau đó đã nhanh chóng chuyển hướng thương mại sang các đối tác hải ngoại. Việc này sau đó mang lại nhiều lợi ích cho nước Anh, chuyên gia nói thêm.
“Nước Anh cuối cùng đã vượt qua thử thách này, sau đó mở rộng đế chế và quy mô khách hàng của mình để trở thành quốc gia thống trị ở thế kỷ 19”, - báo Le Figaro dẫn ý kiến của chuyên gia.
Trong khi đó Pháp đã phải từ bỏ vị thế một cường quốc biển để cho Hoa Kỳ là một quốc gia còn non trẻ khi ấy gia tăng sức mạnh quyền lực, ông kết luận.
Gói trừng phạt mới chống Nga
Vào ngày 21 tháng 7, Liên minh châu Âu đã đưa ra gói trừng phạt chống Nga thứ bảy. Hạn chế dự kiến áp đặt "đối với việc nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp, mua hoặc chuyển giao vàng, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Nga sau tài nguyên năng lượng". Ngoài ra, lệnh cấm còn áp dụng đối với vàng nói chung nếu nó có nguồn gốc từ Nga và được xuất khẩu từ Liên bang Nga.
Tin cũng cho biết EU đã đưa thêm 57 cá nhân và tổ chức từ Nga vào danh sách trừng phạt.
Vào ngày 21 tháng 7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ ra rằng Liên minh châu Âu tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống Nga một cách điên cuồng, bất chấp việc những biện pháp đó gây tổn hại cho người dân châu Âu.