Theo cách này, chuyên gia bình luận về những lời của người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại MI-6 của Anh, Richard Moore, ông này đưa ra tuyên bố mà không kèm theo bất kỳ lời giải thích nào rằng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi các nước châu Âu sau ngày 24/2 mới chỉ chiếm một nửa con số của tất cả các nhân viên tình báo Nga đang ở đó dưới vỏ bọc ngoại giao.
"Ông ấy nói điều này để tạo cơ sở pháp lý cho tương lai cho việc trục xuất bất kỳ công dân Nga nào: cả các nhà ngoại giao, thông qua việc tước quyền miễn trừ ngoại giao của họ và cả những người không phải là các nhà ngoại giao. Để có thể trục xuất bất kỳ công dân Nga nào khỏi Vương quốc Anh, và để phủ bóng nghi ngờ gián điệp lên tất cả những ai sống và làm việc ở Vương quốc Anh, với khả năng sau đó trục xuất họ", - Fenenko nói.
Theo chuyên gia này, số lượng "tình báo" mà Moore tuyên bố gây cảnh giác và hoang mang.
"Chẳng bao lâu nữa họ sẽ đi đến kết luận rằng mọi nhà ngoại giao sẽ được tuyên bố là một sĩ quan tình báo tiềm năng", - ông nói thêm.
Điều này chưa bao giờ xảy ra trong những năm Chiến tranh Lạnh, nhưng đã được thực hiện rộng rãi trongthời kỳ giữa Thế chiến thứ nhất và thứ hai hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới, khi nhiều nhóm sắc tộc và giai cấp bị nghi ngờ về hoạt động gián điệp, Fenenko lưu ý.