Việt Nam trong Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022

Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022 đánh giá thế nào về quan hệ với Việt Nam?
Sputnik
Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022 nêu đánh giá về vai trò của Việt Nam trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới hiện nay.
Theo quan chức Quốc phòng Nhật, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam và Nhật Bản đang “ngày càng trở nên quan trọng hơn” cho hòa bình, ổn định ở khu vực và cộng đồng quốc tế nhất là đặt trong bối cảnh xung đột chính trị, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt như hiện nay.

Nhật Bản công bố Sách Trắng Quốc phòng

Ngày 22/7, chính quyền Nhật Bản công bố Sách Trắng Quốc phòng thường niên, dưới sự chủ trì chiến lược của Bộ trưởng Quốc phòng Kishi Nobuo.

“Cộng đồng quốc tế hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lưu ý và nhấn mạnh rằng, điều này hoàn toàn là nỗi lo hiện hữu và cũng không phải cường điệu để khẳng định rằng thế giới đã bước vào thời kỳ khủng hoảng mới trong thế kỷ XXI.

Có thể thấy rằng, so với Sách Trắng Quốc phòng năm trước, năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bổ sung hẳn một chương mới dài 13 trang để phân tích về tình hình xung đột Nga - Ukraina, bao gồm cả việc cần chú ý theo dõi về “khả năng hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga sẽ trở nên sâu sắc hơn” trong bối cảnh hiện nay, đồng thời, Tokyo nhận định, những động thái như vậy có thể gây ra các “tác động trực tiếp” đến môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản.
“Sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh xuất hiện những thay đổi đối với cán cân quyền lực toàn cầu, trật tự hiện tại đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, vốn là trung tâm thế cạnh tranh gay gắt này”, Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ.
Việt Nam vay Nhật Bản gần 19 tỷ Yên để chế tạo vận hành vệ tinh quan sát Trái Đất
Chính quyền Tokyo cũng cân nhắc đến khả năng Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự nhằm gây sức ép lên Đài Loan, và chuỗi cung ứng công nghệ dễ chịu thiệt hại nặng nề. Nhật Bản đặc biệt quan ngại vấn đề này vì cho rằng, Trung Quốc vốn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của họ và thời gian qua đã tăng cường các hoạt động quân sự gần hòn đảo này.
“Trung Quốc tiếp tục đơn phương thay đổi hoặc cố gắng thay đổi hiện trạng bằng lối hành xử cưỡng chế ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ.

Các mối đe dọa chính

Ngoài xung đột ở Ukraina, Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản năm nay cũng đánh giá Trung Quốc, Nga và Triều Tiên là “các mối đe dọa an ninh chính đối với Tokyo”, đồng thời, tái lưu ý việc cạnh tranh địa chính trị, kinh tế, quân sự quốc phòng giữa các nước sẽ đặt ra rào cản lớn đối với trật tự quốc tế, đồng thời, đây là vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay.
Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản cũng nêu quan ngại về những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi về cơ bản bản chất của an ninh quốc phòng hiện nay.
“Các nước tập trung vào phát triển và sử dụng “những công nghệ có khả năng thay đổi cuộc chơi”- điển hình như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ siêu âm”, Sách Trắng viết.
Năm nay, Sách Trắng Quốc phòng cũng cho biết rằng Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch sửa đổi ba văn kiện liên quan đến an ninh là "Chiến lược an ninh quốc gia", "Đề cương chương trình quốc phòng" và "Chương trình Quốc phòng trung hạn" vào cuối năm 2022 nhằm tăng cường mạnh mẽ tiềm lực quốc phòng, khả năng phòng thủ quốc gia.

Quan hệ quốc phòng Việt – Nhật “ngày càng quan trọng”

Ngày 22/7, đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông tin về vai trò của Việt Nam ở khu vực cũng như đối với cộng đồng quốc tế theo chính sách Quốc phòng mới của Tokyo.
Cụ thể, phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 21/7 giới thiệu về Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2022, một quan chức của Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiếp tục tái khẳng định nền tảng tốt đẹp của quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh rằng hợp tác giữa hai nước ngày càng quan trọng cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, theo TTXVN. Thêm nữa, Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022 đánh giá Việt Nam đã triển khai chính sách đối ngoại đa phương, xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và khu vực.
Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh Không quân
Bên cạnh đó, trong Sách trắng Quốc phòng năm 2022, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi tháng 9/2021 không chỉ góp phần củng cố quan hệ song phương mà còn mở ra chương mới về hợp tác quốc phòng song phương, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định quốc tế và khu vực.
Trong đó, cũng như Sputnik đưa tin, điểm đáng chú ý nhất là việc hai nước đã ký kết Thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng.
Như đã biết, trong năm 2021, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Nhật Bản đều có các chuyến công tác và hợp tác sâu rộng trên cả ba lĩnh vực Hải quân, Không quân và Lục quân.
Thảo luận