Các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và Hàn Quốc đưa NATO đến gần hơn với khu vực Đông Bắc Á

Việc Mỹ và Hàn Quốc khôi phục các cuộc tập trận quân sự chung với quy mô đầy đủ sẽ làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Sau khi Tổng thống Yun Seok-yeol lên nắm quyền, áp lực lên CHDCND Triều Tiên ngày càng gia tăng. Bình Nhưỡng có thể phản ứng gay gắt trước việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Seoul và Washington.
Sputnik
Việc nối lại các cuộc tập trận chung quy mô lớn của Hàn Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm cả huấn luyện chung trên thực địa, là một trong những ưu tiên quốc phòng của Seoul. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup tuyên bố như vậy khi phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu, hãng thông tấn Yonhap đưa tin. Ông cũng cho biết nước này sẽ khẩn trương thúc đẩy để hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ đặt tại nước này để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Hàn Quốc vừa thông báo công khai những chi tiết về việc nối lại các cuộc tập trận quân sự chung với quy mô đầy đủ, vốn đã bị hủy bỏ vào năm 2018. Cuộc tập trận đầu tiên như vậy sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9. Hoạt động này sẽ kết hợp các nội dung huấn luyện chỉ huy giả định trên máy tính, diễn tập thực địa và diễn tập phản ứng của người dân trong tình huống bất ngờ. Sẽ có tổng cộng có 11 cuộc diễn tập thực địa chung, bao gồm cả ở cấp lữ đoàn và trung đoàn.
Trên thực tế điều đó ngang bằng với việc khôi phục cuộc tập trận "Người bảo vệ tự do Ulchi" (UFG). UFG bị hủy bỏ vào năm 2018 dưới thời chính quyền Tổng thống Moon Jae-in do Seoul vẫn quan tâm tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao với Triều Tiên. Bình Nhưỡng xem các cuộc tập trận này là một cuộc diễn tập chiến tranh.
Mỹ đưa máy bay chiến đấu F-35A đến Hàn Quốc để tập trận chung
Bình Nhưỡng coi các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia. Việc ngừng các cuộc tập trận như vậy cùng với việc Mỹ từ chối phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên là điều kiện để Bình Nhưỡng tiến hành đàm phán về vấn đề hạt nhân. Việc tăng quy mô tập trận chung gây căng thẳng nghiêm trọng trên Bán đảo Triều Tiên, - ông Alexander Vorontsov, người đứng đầu Vụ nghiên cứu Mông Cổ và Triều Tiên, Viện nghiên cứu Đông phương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

“Đương nhiên, Bình Nhưỡng sẽ phản ứng tiêu cực với việc khôi phục các cuộc tập trận chung với quy mô đầy đủ. Mức độ của thái độ tiêu cực sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi các bài diễn tập này. Quyết định này của Seoul và Washington dễ được dự đoán, bởi vì sau khi Tổng thống Yun Seok-yeol lên nắm quyền, áp lực lên CHDCND Triều Tiên đang gia tăng liên tục và quan hệ quân sự với Hoa Kỳ đang được củng cố. Các nhân vật quân sự cấp cao của Hàn Quốc bắt đầu sử dụng khái niệm "kẻ thù" khi nói về CHDCND Triều Tiên. Trong những năm gần đây, thuật ngữ này không được sử dụng trong quan hệ liên Triều. Rõ ràng, Seoul đang định hướng tới cuộc đối đầu với Bình Nhưỡng. Các nhà chức trách Hàn Quốc không muốn tìm kiếm những điểm chung. Với các tiền đề như vậy, không có cơ hội để bắt đầu tiến hành đối thoại”, - chuyên gia lưu ý.

Theo ông Alexander Vorontsov, hai bên sẽ buộc phải chuyển sang một hình thức đàm phán kín nào đó, nhằm tìm kiếm các phương án để giảm xung đột, nhưng, chỉ trong trường hợp tình hình trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có dấu hiệu hai bên muốn làm như vậy.

“Tất nhiên, Bình Nhưỡng sẽ đáp trả các cuộc tập trận chung. Chính quyền Seoul ngày đêm nhắc đi nhắc lại rằng Bình Nhưỡng sẽ tiến hành thêm các hành động làm gia tăng căng thẳng sau loạt vụ thử nghiệm vũ khí gần đây. Tất nhiên, vụ thử hạt nhân mà Seoul đang chờ đợi sẽ gắn liền với cuộc tập trận này. Trong khi đó, cuộc tập trận không có liên quan trực với vụ thử nghiệm tiếp theo. Bình Nhưỡng tự chọn thời điểm tiến hành các hành động của mình và không hành động khi họ mong đợi, như thường lệ”, - Alexander Vorontsov nói.

Hàn Quốc và Mỹ phóng tên lửa đáp trả vụ bắn tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Hàn QuốcYun Seok-yeol tuyên bố rằng, Triều Tiên không chỉ có thể thử hạt nhân, mà có khả năng "thực hiện bất cứ lúc nào họ muốn". Không có gì ngẫu nhiên mà tuyên bố này của Tổng thống trùng hợp với việc Hàn Quốc công bố các kế hoạch phòng thủ của họ. Rõ ràng, Seoul đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ xúi giục gia tăng đối đầu quân sự trên Bán đảo Triều Tiên để giải thích cho nhu cầu tổ chức các cuộc tập trận thường xuyên với quy mô lớn.
Thảo luận