Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa rõ ở đây nói về những máy bay nào và các phi công Ukraina cần bao lâu để làm chủ được các máy bay này.
Về sáng kiến này đang được thảo luận sôi nổi - trong tài liệu của Sputnik.
Vũ khí kỳ diệu mới
Theo Bộ Quốc phòng Nga, kể từ ngày 24/2, Lực lượng vũ trang Ukraina đã mất 260 máy bay, 144 trực thăng và 1.577 UAV được sử dụng trong nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Kiev chỉ còn rất ít phương tiện bay có thể được sử dụng. Lực lượng vũ trang Ukraina vẫn có các hệ thống phòng không, nhưng số lượng này rõ ràng là không đủ để giành lấy ưu thế trên không. Có nghĩa là các lực lượng mặt đất của Ukraina sẽ tiếp tục hứng chịu các cuộc không kích.
Vào đầu tháng 6, chỉ huy Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ tại bang California David Baldwin đã thúc giục Hoa Kỳ suy xét việc chuyển giao máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất cho Ukraina. Hoa Kỳ có tới hai chục chiếc Su-27 và MiG-29 phiên bản cũ. Cũng có thảo luận về một lô MiG-29 của Ba Lan, nhưng NATO không đồng ý về điều này. Cho đến nay, các quốc gia Đông Âu chỉ cung cấp cho Kiev các phụ tùng và vũ khí cho máy bay, tuy nhiên, các lô hàng này không mang lại kết quả nào. Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga tiếp tục thống trị bầu trời. Và bây giờ là một đề xuất mới. Theo Tướng Charles Brown, loại máy bay mà họ sẽ trang bị cho Kiev vẫn chưa được xác định. Đó có thể là F-15 và F-16 của Mỹ, JAS-39 Gripen của Thụy Điển, Rafale của Pháp.
Máy bay chiến đấu F-16
© AP Photo / Wally Santana
Rủi ro quá cao
Trong bài bình luận cho Sputnik về vấn đề này, chuyên viên hàng không quân sự, phó tiến sỹ khoa học quân sự và phi công giàu kinh nghiệm đại tá Makar Aksyonenko cố gắng để nhận xét của ông đưa ra mang tính khách quan.
“Các máy bay chiến đấu là cần thiết cho Lực lượng vũ trang Ukraina ngay bây giờ. Trong sáu tháng tới các phi công Ukraina có thể sử dụng những máy bay nào? Chỉ có MiG-29, Su-27 và Su-25 của Liên Xô do các phi công Ukraina đã sử dụng thành thạo. Nhưng, Ukraina có thể lấy những chiếc máy bay này ở đâu? Đương nhiên, ở NATO, ở các quốc gia Đông Âu. Nhưng, chưa chắc là các quốc gia này có sẵn số lượng máy bay mà Ukraina yêu cầu. Tất nhiên, các nước này có thể kết hợp với nhau để cung cấp năm mươi phương tiện mỗi loại, sau khi sửa chữa chúng đến mức đủ điều kiện bay, tháo dỡ và đưa ra khỏi máy bay các thiết bị bí mật và các đơn vị tiêu chuẩn của NATO. Nhưng, điều đó sẽ mất nhiều thời gian".
Máy bay MiG-29 của Không quân Ukraine bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ
© Sputnik / Russian Defence Ministry
/ Theo chuyêng gia Makar Aksyonenko, nếu Anh-Mỹ ép buộc các nước Đông Âu cung cấp cho Kiev các máy bay MiG và Su của họ (và cũng hứa sẽ gửi các phương tiện bay của phương Tây cho họ), thì sườn phía đông của NATO - Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Romania và Bulgaria - sẽ ra sao? Sau khi mất các chiếc máy bay mà họ đã làm chủ được, trong khi chờ đợi việc cung cấp thêm những chiếc máy bay phương Tây và đào tạo lại phi công, các quốc gia này không tự vệ được trong một thời gian, vì không có các máy bay chiến đấu ... Trong điều kiện các hoạt động quân sự đang diễn ra cách không xa đường biên giới phía đông của họ, đây là một rủi ro rất lớn!
Theo chuyên gia Makar Aksyonenko, trong tình huống này các nước Đông Âu sẽ không gửi những chiếc MiG và Su của họ đến Ukraina. Lợi ích quốc gia sẽ được ưu tiên hơn lợi ích "Euro-NATO".
Hỗ trợ mang tính biểu tượng
Quyết định cung cấp máy bay chiến đấu của phương Tây cho Ukraina cũng chưa được đưa ra. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ đã thông qua đạo luật phân bổ ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2023. Theo đạo luật này, 100 triệu USD sẽ được phân bổ cho việc đào tạo các phi công quân sự Ukraina sử dụng các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất.
Ngoài máy bay chiến đấu, Nhà Trắng sẽ chuyển giao các loại máy bay khác cho Kiev. Đặc biệt là cường kích cận âm A-10 Thunderbolt II. Trong nhiều năm liền Lầu Năm Góc cố gắng để loại biên các máy bay được đưa vào phục vụ từ năm 1977 để mua những chiếc hiện đại. Tuy nhiên, Quốc hội hết lần này đến lần khác bác bỏ sáng kiến của quân đội.
Anh Igor, một sĩ quan của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga cho biết:
“Chúng tôi đã nghiên cứu những chiếc máy bay này theo các tài liệu mà chúng tôi có thể tiếp cận. Về nguyên tắc, đối với máy bay chiến đấu, chiếc cường kích là mục tiêu dễ dàng. Nó bay chậm và thấp, khá vụng về. Máy bay cường kích không thể sử dụng vũ khí chính - pháo 7 nòng sử dụng cỡ đạn 30 mm - nếu không bay vào vùng nhận dạng phòng không của quân đội ta. Cách duy nhất là bắn tên lửa từ khoảng cách xa hơn”.
Các chuyên gia nói về các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 với sự tôn trọng. Những chiếc máy này đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột, chúng đang được sử dụng ở hàng chục quốc gia. Nhưng, chưa chắc là Kiev sẽ nhận được những phiên bản sửa đổi mới nhất của "Eagle" và "Fighting Falcon". Mỹ không muốn để các công nghệ quân sự quan trọng rơi vào tay người Nga. Và các phiên bản cũ của hai loại máy bay này không thể cạnh tranh ngang hàng với các máy bay chiến đấu Su-30SM và Su-35S.
Ngoài ra, để sử dụng thành thạo những chiếc máy bay của phương Tây cũng phải mất nhiều năm.
Chuyên gia Makar Aksyonenko lưu ý:
“Nếu họ ngay bây giờ bắt đầu đào tạo các phi công Ukraina sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ và Tây Âu, thì nảy ra hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: họ sẽ tìm kiếm những phi công ở đâu, vì hiện nay trong Lực lượng vũ trang Ukraina chỉ còn lại vài phi công sẵn sàng chiến đấu? Câu hỏi thứ hai: ngay cả khi họ thu thập và bắt đầu đào tạo tất cả những người có thể lái máy bay (không chỉ bay mà còn có thể chiến đấu), thì quá trình đào tạo sẽ kéo dài không phải một tháng, không phải hai tháng, mà lâu hơn nữa. Bạn cần hiểu rằng: phi công chiến đấu là “mặt hàng khan hiếm”, - quá trình đào tạo kéo dài mấy năm”.