«Ở Istanbul, chúng tôi đã đạt thỏa thuận: Ukraina cần tháo gỡ mìn để giải phóng đường cho các tàu thuyền ra biển khơi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một thành viên nữa (sẽ được xác định sau) đảm trách hộ tống các tàu đó đến Bosphorus», - ông Lavrov nói trong cuộc gặp gỡ đặc phái viên thường trực của các nước thuộc Liên đoàn các quốc gia Ả Rập.
Ông lưu ý rằng Bản Ghi nhớ LB Nga-Liên Hợp Quốc, được ký đồng thời với các thỏa thuận ở Istanbul, «quy định trách nhiệm của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khởi động tiến trình, thuyết phục các nước phương Tây và khiến họ thông qua quyết định loại bỏ tất cả các hạn chế» áp đặt với việc xuất khẩu ngũ cốc của Nga.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lương thực
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng mặc dù không phải là đối tượng trừng phạt trực tiếp chống Nga, nhưng các hạn chế đã áp dụng với khả năng tàu Nga chở lương thực ghé vào hải cảng nước ngoài và tàu thuyền nước ngoài vào cảng Nga để mua ngũ cốc, cũng như cơ chế thanh toán và bảo hiểm, đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng lương thực phát sinh không phải vì lỗi của Nga mà do gián đoạn chuỗi cung ứng gắn với đại dịch coronavirus, động thái in tiền vô tội vạ không kiểm soát ở Hoa Kỳ và EU để chi trả cho thực phẩm và thuốc men, thêm nữa là thiên tai hạn hán, xảy ra trong khu vực Bắc Phi suốt bốn năm liên tiếp cũng đã góp phần vào cuộc khủng hoảng này, - ông Sergei Lavrov nói thêm.