Trong một cuộc trao đổi với báo The Daily Telegraph, ông lưu ý rằng hướng đi này "mới đang ở giai đoạn thai nghén". Cụ thể Raytheon hiện là công ty duy nhất đang tiến hành nghiên cứu về hệ thống bảo vệ chống lại tên lửa siêu thanh.
Kremer cho biết các nhân viên công ty ông hiện trông cậy vào hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ tấn công từ các tổ hợp quân sự nhờ sử dụng các nhóm vệ tinh. Ngoài ra, điểm nhạy cảm nhất của tên lửa siêu thanh là hệ thống tản nhiệt, nếu nó bị làm hỏng thì toàn bộ hệ thống nói trên sẽ ngừng hoạt động.
Ông Andy Tomis, Chủ tịch công ty sản xuất vũ khí Cohort của Anh cũng đưa ra bình luận với tờ báo. Ông lưu ý rằng Hải quân Anh quan tâm đến việc phát triển các phương tiện chống lại vũ khí siêu thanh, nhưng đây là "một nhiệm vụ rất phức tạp".
Trước đó, một nhà phân tích của tờ The National Interest đã nhận xét về phản ứng kỳ lạ của giới chức Mỹ trước thông điệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến vụ thử tên lửa đạn đạo Sarmat.
Theo ông, chính phủ dường như không thấy được mối đe dọa đối với Hoa Kỳ và các đồng minh. Giả sử nếu Moskva tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ qua Nam Cực bằng loại tên lửa mà Liên bang Nga đã cảnh báo về khả năng của nó, thì quỹ đạo bay như vậy của tên lửa Sarmat sẽ cho phép quân đội Nga tận dụng được các hạn chế trong vùng hoạt động của hệ thống radar cảnh báo sớm của Mỹ.