Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam

3 người Việt bị bắt vì buôn bán động vật hoang dã

HÀ NỘI (Sputnik) - Ba công dân Việt Nam bị Cơ quan Hải quan Nigeria (NCS) cáo buộc tàng trữ bất hợp pháp, thu thập bất hợp pháp, buôn lậu vảy tê tê và ngà voi.
Sputnik
Ngày 20/7, nhóm gồm 3 công dân Việt Nam là Phan Viết Chí, Phan Hồng Quân và Dương Văn Thắng, cùng hai người Nigeria, một người Cameroon và một người Guinea bị Cơ quan Hải quan Nigeria (NCS) đã đưa ra Tòa án tối cao liên bang ở thành phố Lagos với cáo buộc tàng trữ bất hợp pháp, thu thập bất hợp pháp, buôn lậu vảy tê tê và ngà voi.
Những người này bị buộc tội buôn bán động vật hoang dã trong hơn 4 năm qua và bị bắt vào tháng 5 và tháng 6/2022 tại thành phố Lagos, Nigeria.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Việt Nam làm gì khi 10 triệu cá thể rùa quý hiếm bị buôn bán trái phép mỗi năm?
Đáng chú ý, Phan Viết Chí đã bị Cơ quan Điều tra môi trường (EIA) xác định là kẻ đứng đầu đường dây buôn bán động vật hoang dã trong báo cáo "Lộ diện quái thú Hydra" (Exposing the Hydra) xuất bản năm 2017 của EIA.
Được biết, hiện các bị cáo đều không nhận tội và đang xin tại ngoại. Thẩm phán Yellim Bogoro đã yêu cầu đưa các bị cáo trở lại cơ sở tạm giam tại NCS trong khi chờ xét xử cũng như quyết định về đơn xin tại ngoại của họ.
Vào tháng 1/2022, theo Tuổi Trẻ Online, Cục Hải quan TP Đà Nẵng từng phát hiện số lượng lớn hàng hóa nghi là ngà voi và vảy tê tê nhập lậu từ Nigeria về cảng Đà Nẵng.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Bạn sẽ ngừng nuôi thú cưng hoang dã khi biết điều này
Container số hiệu GESU6160232 thuộc vận đơn 212882912, được khai báo là hạt điều, vận chuyển từ Nigeria về Việt Nam. Sau khi thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng phát hiện lô hàng có dấu hiệu khai gian, nghi cất giấu hàng nhập lậu là ngà voi và vảy tê tê.
Kết quả khám xét sơ bộ đã phát hiện hơn 456kg nghi là ngà voi và 6,2 tấn nghi là vảy tê tê thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Thảo luận