Tác giả bài báo, Ross Clark, nhắc lại sáng nay, lượng khí bơm qua đường ống đã giảm xuống còn 33 triệu mét khối mỗi ngày - một nửa so với ngày hôm trước, và ít hơn năm lần so với công suất được công bố. Theo nhà báo, kết quả là không chỉ Đức, mà cả các nước châu Âu khác đều gặp rủi ro, vì giá cả tăng mạnh "sẽ gây ra hiệu ứng domino." Đồng thời, chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz gần đây đã công bố kế hoạch từ bỏ các nguồn năng lượng của Nga, hứa vào giữa năm 2024, thị phần khí đốt từ Nga sẽ không vượt quá 10% tổng nhu cầu.
Tuy nhiên, rất có thể các kế hoạch của Berlin trong bối cảnh tình hình hiện tại sẽ không thành công, Clark gợi ý.
"Giờ đây, nước Đức đã thấy mình không có bánh lái và buồm, vì Putin hiện đang thiết lập giai điệu. Và với tốc độ ngắt kết nối như hiện nay, trong hai năm nữa không chắc sẽ có một lượng khí đốt của Nga còn ở Đức để mà bị tẩy chay", - nhà báo ghi nhận.
Toàn bộ châu Âu phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, và đó không chỉ là "nạn đói năng lượng", tác giả nói thêm. Do đó, Putin đã có thể miêu tả EU như một quốc gia bất lực về mặt chính trị, ông kết luận.
Sự cố với "Dòng Bắc"
"Dòng Bắc", tuyến đường chính cung cấp khí đốt của Gazprom cho châu Âu, đã hoạt động trở lại vào ngày 21 tháng 7 sau khi bảo trì theo lịch trình. Hoạt động bơm tiếp tục ở mức 40% trong số gần 170 triệu mét khối thông lượng mỗi ngày kể từ giữa tháng Sáu. Công ty giải thích hạn chế là do sự chậm trễ trong việc Siemens của Đức thực hiện việc sửa chữa cácmáy nén khí (GCU), được sử dụng để cung cấp khí đốt cho đường ống. Khó khăn đặc biệt nảy sinh khi tuabin trở về từ Canada, mà mới chỉ đến được Đức.
Hiện nay, tải của «Dòng Bắc» giảm xuống dưới 20% công suất thiết kế. Theo Gazprom, công việc tại trạm máy nén Portovaya đã phải dừng lại và một tổ máy tuabin khí khác của Siemens đã đến hạn sửa chữa định kỳ.