"Tình hình với nguồn cung cấp khí đốt đang rất nghiêm trọng, tôi e rằng nó có thể biến thành suy thoái. Do đó, những lời kêu gọi khẩn cấp tiết kiệm khí đốt là chính đáng. Tôi e rằng tình trạng thiếu khí đốt sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong Liên minh châu Âu và các chi phí thậm chí còn tăng nữa", - nhà kinh tế tin tưởng.
Sự phụ thuộc của Đức vào Nga
Trước đó, nghị sĩ Đức, cựu lãnh đạo của phe cánh tả, Sarah Wagenknecht, nói rằng Berlin nên dừng cuộc chiến kinh tế chống lại Matxcơva, vì Đức không thể tồn tại nếu không có các nguồn năng lượng của Nga. Ngoài ra, Klaus Ernst, người đứng đầu ủy ban Bundestag về năng lượng và khí hậu, nói rằng Đức sẽ không thể thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bằng nhiên liệu từ các nước khác.
Theo chuyên gia này, các nước châu Âu phải nhận ra rằng họ phụ thuộc vào một cơ sở hạ tầng khí đốt duy nhất, nếu không “mùa thu sẽ thực sự lạnh”. Felbermayr cũng kêu gọi các chính phủ kiềm chế can thiệp quá mức vào thị trường khí đốt, vì người dân phải thấy là giá cả tăng.
"Điều này là khó chịu và không đơn giản từ quan điểm chính trị, nhưng nếu không có điều này thì sẽ chẳng có nền kinh tế nào cả", - chuyên gia lưu ý.
Vào tháng 5, Ngoại trưởng Đức Burbock đã tuyên bố từ chối hoàn toàn các nguồn năng lượng của Nga. Theo các chuyên gia Đức, việc loại bỏ khí đốt của Nga sẽ khiến nền kinh tế giảm 12,5% và khiến 5,6 triệu người Đức mất việc làm.