"Trong quá trình làm quen với các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13, tôi rút ra kết luận các mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam về tăng thu nhập bình quân đầu người, theo tôi, là không thể đạt được. Tôi củng cố ý kiến này bằng cách phân tích các tài liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam trình ngày mới đây để thảo luận. Hãy xem tại sao".
"Bắt đầu với cách ước tính thu nhập bình quân đầu người hiện tại ở Việt Nam. Không phải theo sức mua tương đương, mà là theo nghĩa tuyệt đối: bằng cách chia quy mô GDP cho số lượng dân cư. Đã có sự nhầm lẫn ở đây. Số liệu thống kê chính thức của Việt Nam vào cuối năm 2020 đưa ra con số thu nhập bình quân đầu người là 2,8 nghìn đô la. Chưa đầy sáu tháng sau, một tuyên bố xuất hiện cho rằng GDP, được tính toán lại theo một số phương pháp mới, hóa ra lớn hơn nhiều, và về mặt này, thu nhập bình quân đầu người đã hơn 3,5 nghìn đô la. Tôi nghĩ con số mới là kết quả của một sự thao túng kỳ lạ nào đó, có lẽ với sự tiếp tay của người Mỹ, những người muốn tâng bốc và làm hài lòng các đối tác Việt Nam của họ theo cách này. Nếu dựa trên đánh giá thứ hai, cao hơn kết quả của năm 2020, tất nhiên, cơ hội đạt được mục tiêu dự án cho năm 2030 là lớn hơn nhiều. Nếu chúng ta tiến hành từ con số chính thức đã đưa ra trước đó, thì theo tôi, sẽ không có cơ hội”, Vladimir Mazyrin lưu ý.
Tăng trưởng GDP lâu dài, liên tục và ở mức cao không phải nơi nào cũng có thể đạt được
"Tuy nhiên, xét về quá trình chung mang tính chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam, cũng như những sự kiện gần đây liên quan đến khủng hoảng thực tế của nền kinh tế thế giới, tôi cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ không đạt được mức tăng trưởng 6%, thậm chí là 5% và 4% mỗi năm. Đây hoàn toàn không phải là khuyết điểm của nền kinh tế Việt Nam - chỉ có điều không một quốc gia nào có thể duy trì tốc độ phát triển cao liên tục và lâu dài như vậy. Rốt cuộc, khi tác động từ cơ sở kinh tế thấp ban đầu đã hết, và đã có những thành tựu cao, thì tốc độ phát triển sẽ chậm lại. Vì vậy, đó là với "những con hổ châu Á" và chính Trung Quốc, nơi mà cho đến gần đây đã có mức tăng trưởng hàng năm hơn 10%, và bây giờ chỉ là 6%. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ không thể thực hiện được điều kiện duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong một thời gian dài. Và, tất nhiên, sẽ không thể đạt được con số kế hoạch về thu nhập bình quân đầu người", - Vladimir Mazyrin lưu ý.
Kẻ thù của Việt Nam là biến đổi khí hậu toàn cầu
“Theo tôi, ở Việt Nam chưa tính đến tác động tiêu cực của nhiều yếu tố, trong đó có tác động của biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của các trung tâm khoa học quốc tế lớn nhất, Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu nhất của lục địa Châu Á. Hậu quả của sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển thế giới sẽ là một trong những hậu quả nghiêm trọng và thảm khốc nhất. Trong những thập kỷ tới, đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập ít nhất một nửa, đồng bằng sông Hồng - một phần tư. Và vì những vùng này là nơi sản xuất lương thực hàng đầu, phần lớn dân số sống ở đó, nên hậu quả của một trận đại hồng thủy tự nhiên sẽ là một cuộc di cư ồ ạt của cư dân đồng bằng đến các vùng núi và đồi núi, cũng như mất khả năng sản xuất trên quy mô thảm khốc. Vấn đề này đã không được nêu ra tại Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, khía cạnh tiêu cực này hoàn toàn không được tính đến khi lập kế hoạch về thu nhập bình quân đầu người”, - Vladimir Mazyrin kết luận.