Shell tiết lộ rằng từ tháng 4 đến tháng 6 đã thu được gần 10 tỷ bảng và hứa sẽ trả 6,5 tỷ bảng cho các cổ đông. Cùng trong lúc này Centrica, công ty sở hữu British Gas, kiếm được 1,3 tỷ bảng trong quý I năm 2022.
«Những khoản lợi nhuận kếch xù này là sự sỉ nhục đối với hàng triệu người lao động đang phải vật lộn để tồn tại trong cảnh hóa đơn năng lượng tăng vọt. Người lao động phải đối mặt với đợt cắt giảm lương dài nhất và khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại. Đã đến lúc những người đi làm cần được nhận phần một cách công bằng trong số tài sản mà họ tạo ra và để được như vậy phải bắt đầu có hành động thực tế để giảm các hóa đơn», - ông Francis O’Grady, Tổng thư ký Liên hiệp Công đoàn tuyên bố.
Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden thừa nhận các công ty dầu khí đều biết về những vấn đề mà dân thường vấp phải.
«Nhưng chúng tôi cũng không thể tạo ra phép màu. Tôi hiểu rõ rằng đây là chuyện khó chấp nhận, nhưng thực tế là như vậy».
Xung đột Ukraina song hành với những vấn đề hậu cần do đại dịch gây ra đã khiến giá dầu và khí đốt tăng vọt. Đây là nguồn cơn «gây đau khổ» cho những người lái xe và các hộ gia đình bởi chi phí nhiên liệu tăng lên đến mức chưa từng thấy, - tờ báo lưu ý.
Cách nào để cải thiện tình hình?
Các tổ chức từ thiện, doanh nghiệp và các nghị sĩ đang nỗ lực kêu gọi các Bộ trưởng Anh nhập cuộc cứu giúp hàng triệu gia đình dân Anh khỏi khó khăn tài chính. Theo các dự báo, nếu lượng khí đốt của Nga đến châu Âu không tăng, mức thuế nhiên liệu trung bình hàng năm từ tháng 1 có thể leo lên mức 3.850 bảng, tức là chỉ trong một năm sẽ tăng 2.500 bảng.
Nghị viện Anh cảnh báo rằng nếu không có sự trợ lực của Chính phủ, hàng triệu người Anh sẽ phải đối phó với «món nợ không trả nổi». Theo quan điểm của các chuyên gia, mức miễn trừ 400 bảng Anh mà chính quyền quảng bá sẽ là không đủ, nếu tính đến khả năng sẽ tiếp tục bảo lưu những hoá đơn cao «cho đến năm 2024», - tờ The Guardian lưu ý.