Ba mối đe dọa hư cấu
Sách Trắng về Quốc phòng Nhật Bản có hẳn một phần dành riêng cho chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga ở Ukraina. Đánh giá về hành động của Điện Kremlin được đưa ra là tiêu cực nhất, tuy nhiên, có thể mong đợi gì khác từ một đồng minh trung thành mới đây của Hoa Kỳ, là Nhật Bản? Nhưng điều đáng chú ý ngay lập tức là các sự kiện ở Ukraina, nơi cách xa Nhật Bản hàng chục nghìn km, được coi là mối đe dọa đối với đất nước mặt trời mọc và toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vì theo ý kiến của giới chính trị gia Nhật Bản, Trung Quốc có thể tiếp nhận kinh nghiệm của Nga. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thể hiện điều này khá rõ ràng khi nói rằng:
“Đông Á có thể trở thành Ukraina ngày hiện nay vào ngày mai”.
Rõ ràng Trung Quốc trở thành nước láng giềng đáng lo ngại thứ hai của Tokyo đối với nhóm tác giả Sách trắng. Chính phủ Nhật Bản đặc biệt lo ngại trước cuộc xung đột Mỹ-Trung hiện nay về Đài Loan. Bắc Kinh vẫn chưa từ bỏ kế hoạch sáp nhập hòn đảo mà nhiều người Hoa sinh sống bằng con đường hòa bình, và một số chính trị gia Nhật Bản đã hứa với chính quyền Đài Loan rằng họ sẽ đến bảo vệ đảo trong trường hợp Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công.
Theo đánh giá của Sách Trắng, người thứ ba khiến chính quyền Nhật Bản sợ hãi là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Theo lệnh của ông, Triều Tiên đã tiến hành 31 vụ thử tên lửa trong năm nay. Tokyo lo sợ một ngày nào đó những tên lửa này sẽ rơi xuống các thành phố của Nhật Bản, mặc dù Bình Nhưỡng không nêu danh lãnh thổ Nhật Bản là mục tiêu tên lửa của họ.
Tại sao thổi phồng nỗi sợ hãi?
Tuy nhiên, không phải tất cả người Nhật đều quan tâm đến tình hình Ukraina và có thái độ thù địch với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên. Điều đó thể hiện trong việc các doanh nghiệp Nhật Bản phản ứng như thế nào trước sự kiện chính quyền Tokyo tham gia lệnh trừng phạt chống Nga. Mức độ rút tiền khỏi Nga của các công ty Nhật Bản chỉ đạt 5%. Đây là con số thấp nhất trong số các nước G7. Nhiều doanh nhân Nhật Bản ngày nay nói rằng Nga là một thị trường quan trọng đối với họ, một số người trong giới doanh nhân e ngại rằng nếu họ cắt đứt quan hệ với Nga, sẽ khó tìm được nhà cung cấp kim loại hiếm và khí đốt tự nhiên hóa lỏng thay thế.
Giới doanh nhân Nhật Bản đã nhiều lần thúc giục chính phủ của họ quan tâm đến việc mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Triều Tiên.
Thái độ của người Nhật đối với người tị nạn Ukraina cũng đang thay đổi. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc xung đột ở Đông Âu, Nhật Bản đã mở cửa cho những người chạy trốn khỏi các thành phố và làng mạc quê hương của họ ở Ukraina. Đất nước mặt trời mọc đã đón nhận khoảng 1000 công dân Ukraina. Nhưng khi nhận thấy một bộ phận người Ukraina vi phạm chuẩn mực đạo đức và luật pháp của xã hội Nhật Bản, chính quyền Tokyo đã áp dụng các biện pháp hạn chế và cấm người Ukraina làm việc trong các hộp đêm, quán bar và các địa điểm giải trí khác dành cho người lớn.
Tuy nhiên, quan điểm như vậy của một bộ phận quan trọng trong xã hội Nhật Bản, vốn không có chung những lo ngại vô cớ đối với chính phủ, nên họ không mấy lo lắng về vấn đề này. Sách Trắng cho thấy ý định rõ ràng của các nhà chức trách Nhật Bản, ẩn sau nỗi sợ hãi về các mối đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, nhằm đạt được những thay đổi về bản chất hòa bình của luật pháp, để được quốc hội phê duyệt tăng chi tiêu quốc phòng. Sách Trắng không trực tiếp đề cập đến vấn đề này, nhưng đưa ra một ví dụ về các nước NATO đã đồng ý tăng chi tiêu quân sự lên 2% GDP. Đó là điều mà Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản, Fumio Kishida mơ ước.