“Tôi cho rằng, GAZ nắm bắt xu hướng thị trường khá nhanh khi mang đến sản phẩm GAZelle Next Citiline và phù hợp với thời điểm chúng tôi cần. Tôi đánh giá đây là loại phương tiện nhỏ nhưng được thiết kế theo tiêu chuẩn của xe buýt thành phố. Với sức chứa từ 20-24 chỗ, phương tiện này dễ dàng tiếp cận đến những nơi có mặt đường giao thông nhỏ hẹp và phù hợp với các trục đường có nhu cầu đi lại của người dân chưa cao”.
“Theo Quyết định 876/QĐ-TTg 2022 về phát triển và chuyển đổi năng lượng xanh, tôi cho rằng đây là chủ trương lớn và có những khó khăn nhưng kèm theo đó là các cơ hội lớn trong triển khai thực hiện. Theo đó, giai đoạn 2022-2030 tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45% - 50%, TP HCM - 25%, Đà Nẵng - 25%-30%. Tôi đánh giá đây là thị trường rất lớn và tiềm năng.Với thị trường tiềm năng như vậy tôi nghĩ tới đây sẽ có rất nhiều các hãng xe quan tâm phát triển loại hình xe buýt sử dụng năng lượng xanh”, ông Đỗ Văn Huy đánh giá.
“Chúng tôi cho rằng chính sách chuyển đổi sang xe buýt điện, sử dụng năng lượng xanh của Chính phủ là phù hợp với bảo vệ môi trường. Nếu GAZ sản xuất các loại xe điện hoặc sử dụng năng lượng xanh thì chúng tôi sẽ ủng hộ các sản phẩm này".
“Tôi cho rằng xe buýt điện một trong những công nghệ rất văn minh. Với tư cách là một đại lý ô tô và là người sử dụng, chúng tôi luôn hướng tới những gì tốt đẹp nhất, sẵn sàng ủng hộ chính sách này. Nếu GAZ sản xuất các loại xe điện hoặc sử dụng năng lượng xanh, chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón".
'Go green' liệu có dễ dàng?
“Tôi cho rằng, GAZ cũng nên quan tâm phát triển phương tiện sử dụng năng lượng xanh. Nếu GAZ thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Việt Nam để bán được sản phẩm của mình. Qua sử dụng sản phẩm của GAZ, tôi nghĩ rằng GAZ nên quan tâm hơn nữa đến dịch vụ hậu mãi như phát triển hệ thống bảo dưỡng sửa chữa và các vật tư phụ tùng thay thế để khách hàng yên tâm sử dụng”, ông Đỗ Văn Huy, Giám đốc Công ty Cổ phần Xe khách Hà Nội chia sẻ quan điểm với Sputnik.
“Nếu chuyển sang sử dụng xe buýt điện 100%, chúng tôi nghĩ nên bố trí những trạm sạc sao cho phù hợp. Đồng thời, cần nghiên cứu năng lượng pin điện như thế nào vì hiện nay xe buýt điện vẫn còn ít, các doanh nghiệp vẫn chưa được thử nghiệm nhiều dòng xe này, khả năng sẽ phải tìm hiểu thêm".
“Bản thân các doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ trợ giá phần nào cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi sang loại hình vận tải xanh này. Tại Việt Nam thường có các tuyến xe buýt có trợ giá và không trợ giá. Công ty chúng phải bỏ 100% nguồn lực để mua phương tiện hoạt động cho tuyến buýt 78. Chúng tôi cũng rất mong muốn Chính phủ có chính sách hỗ trợ để có thể mua được dòng xe điện như thế khi chuyển đổi chính sách".
Thấy gì từ GAZelle Next Citiline?
“Vì vậy, các cấp chính quyền đang nỗ lực giải quyết. Việc phát triển vận tải hành khách công cộng cũng là giải pháp quan trọng để giảm ùn tắc giao thông. Với Hà Nội, ngoài việc phát triển các loại hình vận tải lớn như tàu điện ngầm, xe buýt cỡ lớn thì vài năm gần đây Thành phố có quan tâm phát triển các xe buýt nhỏ để kết nối tới ngõ phố mà phương tiện lớn khó tiếp cận và kết nối người dân với vận tải hành khách công cộng”.
“Sau dịch COVID-19, lượng hành khách trên tuyến giảm mạnh, đáp ứng nhu cầu hiện nay của thị trường, chúng tôi ưu tiên dùng các loại xe nhỏ như dòng xe MiniBus GAZelle Next Citiline của GAZ. Sau khi đưa vào sử dụng, chúng tôi tương đối hài lòng về dòng xe do tiết kiệm nhiên liệu, tiện dụng, nhỏ gọn phù hợp di chuyển trên phố".
“Kết cấu của xe cũng như tiện ích khá phù hợp với thị trường của Việt Nam. Chính vì vậy, khách hàng tại Việt Nam đón nhận rất tốt. Đấy là một trong những minh chứng rõ nét nhất của người tiêu dùng. Chất lượng của sản phẩm xe có tốt thì người tiêu dùng mới chấp nhận để đầu tư và đưa vào vận hành".