Nhà báo lưu ý rằng Berlin đã dựa vào sản xuất công nghiệp, từ bỏ việc sử dụng các nhà máy điện hạt nhân, quyết định dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo và khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, theo Catrepoin, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng châu Âu, hệ thống này có nguy cơ sụp đổ, có thể đặt dấu chấm hết cho quyền bá chủ của Đức trong EU. Pháp có thể thế chân Đức trở thành nhà lãnh đạo, nhưng nước này lại đang vấp phải khoản nợ nước ngoài khổng lồ, thâm hụt thương mại, chính sách từ bỏ ngành công nghiệp và thiếu nguyện vọng phát triển năng lượng hạt nhân.
Ngày nay, các nước châu Âu khác có thể giúp đỡ Đức, nhưng đổi lại họ nên yêu cầu Berlin kéo dài hoạt động của nhà máy điện hạt nhân cuối cùng ở Đức vì cơ sở này có thể cung cấp năng lượng cho đất nước vào mùa đông, nguồn tin cho biết.
Hiện tại, các cơ chế đoàn kết của châu Âu đang hoạt động trục trặc: Hungary đang đàm phán độc lập với Nga, còn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang yêu cầu các điều kiện đặc biệt trong việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm năng lượng toàn châu Âu, Catrepoin tóm tắt.