«Các cộng đồng xã hội mở nói chung thiên về hướng làm việc chung với Hoa Kỳ nhiều hơn, thu hút thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ nhiều hơn đồng thời chống lại hoạt tính có hại của Trung Quốc, Nga và các cầu thủ khác», - tài liệu cho biết.
Ê-kip chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố sự cần thiết phải củng cố nền kinh tế của các nước châu Phi, bao gồm cuộc đấu tranh chống lại hậu quả đại dịch và vấn đề đảm bảo an ninh lương thực. Hoa Kỳ dự định làm việc cùng với các Chính phủ khu vực và các đối tác quốc tế để xây dựng nền kinh tế châu Phi ổn định và có sức hòa nhập hơn, - thông báo nhấn mạnh.
Trong số các ưu tiên, có hướng tăng cường dân chủ và bình đẳng giới, phát triển ổn định quốc tế và an ninh mạng, đấu tranh chống khủng bố, tham nhũng và biến đổi khí hậu.
«Hoa Kỳ có thể đề xuất lựa chọn tích cực với người châu Phi để họ tự phân định tương lai của chính mình», - thông cáo của Nhà Trắng kết luận.
Chuyến đi của ông Lavrov tới các nước châu Phi
Vào cuối tháng 7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tiến hành chuyến công du 4 ngày tới các nước châu Phi. Tại Ai Cập, Cộng hòa Congo, Uganda và Ethiopia, Ngoại trưởng Nga đã thảo luận với lãnh đạo cao cấp nhất của các nước này về tình hình trên thị trường lương thực thế giới, giải thích lập trường của LB Nga về Ukraina và thoả thuận rằng các quốc gia sẽ mở rộng hợp tác trong thương mại, năng lượng, tổ hợp nông-công nghiệp và hợp tác quân sự-kỹ thuật, theo cách để các lệnh trừng phạt của phương Tây không ngăn cản được.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga diễn ra trong bối cảnh các tuyên bố từ các thủ đô phương Tây về việc Nga dường như đang bị cô lập. Tuy nhiên, trước khi kết thúc chuyến đi, Cao uỷ Ngoại giao châu Âu Josep Borrell đã phàn nàn rằng Bộ trưởng Nga Sergei Lavrov được báo chí phương Tây biết đến nhiều hơn cả ông ta. Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng «cuộc thập tự chinh» rầm rộ của phương Tây nhằm cô lập Nga hóa ra đã thất bại.