7 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép hoạt động: Hàng loạt ông lớn lo lắng

HÀ NỘI (Sputnik) - Từ tháng 7, Bộ Công Thương đã tước giấy phép hoạt động của 7 doanh nghiệp đầu mối xuất, nhập khẩu xăng dầu sau đợt thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối hồi tháng 2. Tuy nhiên phải đến tháng 8, Bộ này mới công bố thông tin trên website gây hoang mang cho các doanh nghiệp mua bán xăng dầu.
Sputnik
Lãnh đạo Vụ thị trường trong nước, chia sẻ với Zing, cho biết việc xử lý vi phạm các doanh nghiệp đầu mối này nằm trong kết quả thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu của tất cả các doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, 7 công ty có tên trong danh sách bị Bộ Công Thương ‘tuýt còi’ bao gồm:
1.
Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát
2.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh
3.
Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH MTV
4.
Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil
5.
Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm
6.
Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh
7.
Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro
Giá xăng giảm mạnh dù đã trích lập quỹ bình ổn
Trước đó, ngày 17/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp triển khai quyết định của Bộ Công Thương về việc thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu của tất cả các doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
Việc thanh tra này được đưa ra trong bối cảnh thị trường có nhiều xáo trộn khi nguồn cung đứt gãy cục bộ tại một số địa phương.
Tuy nhiên, theo phản ánh của báo Lao Động, sẽ không có gì đáng nói nếu như Bộ Công Thương công bố thông tin về 7 doanh nghiệp trên ngay sau khi có động thái tước giấy phép kinh doanh xăng dầu.
Những doanh nghiệp đầu mối đều bị tước giấy phép kinh doanh trong tháng 7/2022, song phải đến ngày 9/8/2022, Bộ Công Thương mới đăng tải thông tin công khai trên website về việc này.
Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra hàng loạt vấn đề về xăng dầu
Chính vì không có thông tin, không biết chuyện các thương nhân nêu trên bị tước giấy phép, nên một số nhà máy lọc dầu, thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu vẫn giao dịch, mua bán (theo hợp đồng đã ký) với các thương nhân đầu mối bị tước giấy phép sau ngày 25/7/2022 tới trước ngày Bộ Công Thương đăng tải thông tin.
Việc giao dịch, mua bán như vậy được cho là mua bán trái phép xăng dầu, hoặc xuất nhập khẩu lậu xăng dầu. Điều này khiến nhà máy lọc dầu, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối rất lo lắng khi phải đối diện với nguy cơ bị xử phạt mua bán trái phép xăng dầu trên thị trường.
Hiện nay, một số nhà máy sản xuất, thương nhân đầu mối đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị có ý kiến về vấn đề này.
Thảo luận