Nói chính xác hơn, khởi động chặng đầu tiên là «Vòng đua riêng lẻ» trong đó tập hợp 61 đội đua từ 21 nước. Theo kết quả bốc thăm chia bảng, vinh dự khai mạc nội dung thi đấu của lính tăng đã rơi vào tay 10 kíp lái, trong đó cùng lúc có ba kíp tăng đến từ 3 quốc gia Đông Nam Á: Myanmar, Lào và Việt Nam. Hai đội Myanmar, Lào thi đấu ở bảng 2, còn Việt Nam - ở bảng 1.
Có những thay đổi trong quy định cho «Tank Biathlon»
Năm 2022, theo sáng kiến từ giám khảo chính của cuộc thi, Thiếu tướng Kirill Kulakov, đã có những thay đổi trong quy định của «Tank Biathlon».
Thứ nhất, sẽ chỉ có một trận bán kết «Tiếp sức» - dành cho các đội thuộc bảng 1. Lính tăng từ 8 nước sẽ tham gia cuộc đua, thể hiện kết quả xuất sắc nhất về vận tốc, độ chính xác khi bắn và độ thuần thục khi vượt đường đua trong «Vòng đua riêng lẻ» (sẽ tính kết quả tổng hợp của cả ba kíp lái). Phần thưởng của «Tank Biathlon-2022» ở bảng 2 sẽ được phân định dựa trên kết quả của các «Cuộc đua cá nhân».
Thứ hai, thay đổi số lượng chướng ngại vật trên đường đua: chướng ngại vật «răng bừa» bị loại bỏ, thay thế bằng «điểm dừng kỹ thuật». Kíp lái bắt đầu cuộc đua, vũ khí tiêu chuẩn chỉ có một khẩu pháo. Sau khi sử dụng khả năng chiến đấu của mình trong việc bắn vào mục tiêu «xe tăng địch chính diện” (bia số 12). Cơ số đạn 3 viên.
Hành tiến đến vòng thứ hai, tổ lái phải dừng lại, tắt máy, toàn đội rời khỏi xe, lắp súng máy phòng không 12,7 mm để thực hiện lệnh bắn vào mục tiêu «trực thăng địch treo tại chỗ» (bia số 25). Cơ số đạn 15 viên. Sau khi sử dụng súng máy cỡ lớn và tiến vào vòng thứ ba, tổ lái cần lặp lại điểm dừng, lắp súng máy 7,62 mm để xạ thủ bắn súng máy đồng trục vào mục tiêu «vũ khí chống tăng» (bia số 9). Cơ số đạn: 15 viên. Tổ lái hoàn thành cuộc đua trên cỗ xe tăng chiến đấu với đầy đủ toàn bộ vũ khí.
Army Games-2022: Đội tuyển Việt Nam thực hiện các bài thi đấu đầu tiên
© Ảnh : TTXVN - Trần Văn Hiếu
Thứ ba. Nếu phạm bất kỳ lỗi nào như chạm vào cột, bỏ qua chướng ngại vật hoặc sai đường đều phải điều khiển xe vào khu vực vị trí kiểm tra kỹ thuật để chịu phạt.
Thứ tư. Với bảng 1, trong trường hợp pháo bắn không trúng mục tiêu, kíp lái được quyền nạp thêm tới 3 quả đạn và thực hiện bắn chính xác. Điều đó sẽ giúp tổ lính tăng khỏi chạy phạt 2 vòng cho mỗi cú bắn trượt. Hình phạt cho lỗi bắn trượt từ súng máy vẫn giữ nguyên là 1 vòng chạy phạt.Trước đây thường xảy ra trường hợp kíp lái dường như đã về đích trước tiên, nhưng sau đó hóa ra do bắn trượt nhiều, phải chạy vòng phạt dài 500m cho mỗi lần bắn trượt đến nỗi lăn trở lại vị trí sau chót trong cuộc đua. Nói cách khác, đường đua đến có thể «bỗng nhiên» kéo dài thêm từ 12 đến 17 km nữa. Cần phải vậy, bởi khi lâm trận thực chiến, nếu bắn trượt ắt sẽ bỏ mạng!
Áp dụng chuẩn mực thao diễn kỹ thuật-vận hành
Và cuối cùng, trong quy định của «Tank Biathlon», ngoài yêu cầu xếp hạng cơ bản còn thêm các tiêu chuẩn thao diễn kỹ thuật-vận hành đã được đưa vào: tự kéo xe tăng với trợ giúp của «con lăn chiến thuật» (con lăn như vậy thường xuyên được gắn cố định ở đuôi mỗi loại xe tăng Liên Xô và Nga), loại bỏ mắt gãy hoặc võng của xích xe với trợ giúp của thanh chèn lớn và búa tạ hạng nặng. Dành riêng cho công đoạn này, ngay tại khán đài của ban giám khảo, bên cạnh đường đua, có đặt hai chiếc T-72 với màu sơn xanh thông thường.
Một quân nhân của đội tuyển Việt Nam đang thử vũ khí của xe tăng T-72B3 tại bãi tập quân sự Alabino, tỉnh Matxcơva
© Sputnik / Konstantin Morozov
/ Màn xuất quân của đội lính tăng Việt Nam
Như vậy, ở trận cuối cùng ba vòng liên tiếp đến với «Vòng đua riêng lẻ» ngày 13 tháng 8, kíp lái đầu tiên của các đội thuộc bảng 1 đã gặp nhau: Việt Nam, Venezuela, Uzbekistan và Kazakhstan. Trên chiếc T-72B3 màu xanh nước biển, tổ lính tăng Việt Nam gồm Đại úy Vương Văn Xếp (Trưởng xe); Thượng úy Phan Anh Tuấn, (Pháo thủ) và Trung úy Chu Văn Tùng (Lái xe-thợ máy). Cả ba chiến sĩ tăng đều là không phải là «tay mơ» tại «Tank Biathlon», họ biết rõ đường đua cũng như cỗ xe T-72B3.
Theo thể lệ, bố trí xuất phát của chặng «Vòng đua riêng lẻ» tính «từ phải qua trái dọc theo các làn hoả lực» vì thế kíp tăng Việt Nam đứng ở làn đường số 4 phải xuất phát cuối cùng. Mà chờ đợi khá lâu bên trong chiếc «hộp thép» chật chội nóng bỏng khi máy móc đã hoạt động thật chẳng dễ chịu chút nào. Những người lính tăng Việt Nam rõ ràng đã vượt qua được thử thách đầu tiên này, và điều đó thể hiện ngay trên đường đua. Lái xe-thợ máy Chu Văn Tùng vượt « con rắn» một cách xuất sắc, đưa xe lên điểm tải đạn. Nhưng lúc đầu, Phan Anh Tuấn không thành công khi bắn từ đại bác: hai lần trượt. Sau khi nạp thêm 2 quả đạn, tổ Việt Nam sửa chữa tình hình: cả ba mục tiêu «xe tăng địch» đều bị bắn hạ, tổ lái tiếp tục hành tiến mà không bị chạy vòng phạt.
Ở vòng đua thứ hai, chỉ huy kíp tăng Vương Văn Xếp đã khéo léo «hạ gục» chiếc «trực thăng địch» bằng phát bắn chính xác từ súng máy 12,7 mm. Tuy nhiên, sau đó lái xe đã phạm một loạt bước sai (chèn sập các cột trên con dốc), còn xạ thủ bắn trượt từ súng máy đồng trục 7,62 mm. Kết quả là hai lần phải dừng tại khu vực vị trí kiểm tra kỹ thuật và một vòng chạy phạt. Lính tăng Việt Nam về đích ở vị trí thứ ba với kết quả thời gian tạm tính là 34 phút 53 giây, bắn trúng 4 trong tổng số 5 mục tiêu. Đội Kazakhstan cán đích đầu tiên, hạ cả 5 mục tiêu với thời gian 25 phút 57 giây. Về nhì là kíp tăng Uzbekistan, hạ 5/5 mục tiêu, thời gian tạm tính là 25 phút 18 giây. Đội Venezuela về đích sau chót với thời gian 46 phút 42 giây.
Xe tăng T-72B3 của đội Việt Nam tại phần thi các kíp xe tăng trong khuôn khổ cuộc thi Tank Biathlon 2022 ở bãi tập quân sự Alabino, tỉnh Matxcova.
© Sputnik / Mikhail Voskresensky
/ Về đích thứ ba là chuyện bình thường trong bối cảnh đua cùng những đối thủ mạnh như vậy. Các tổ lái Kazakhstan và Uzbekistan đứng ở vị trí thứ nhất và thứ hai đã xuất phát đúng lúc, họ lái xe nhanh, thành thạo và khai hỏa chính xác. Thêm một thực tế cho thấy rằng tuy Liên Xô từ lâu không còn nữa nhưng truyền thống của «trường phái thiết giáp» Xô-viết vẫn tồn tại và phát triển.
Nhân đây cần nói luôn, cả ban giám khảo và bình luận viên của cuộc đua đều đánh giá cao độ chính xác và khả năng phối hợp nhịp nhàng của bộ đội xe tăng Việt Nam: họ làm việc như những cỗ máy tự động, không hề có động tác thừa! Điều này đặc biệt rõ ở các điểm dừng kiểm tra kỹ thuật và thực hiện quy trình lắp đặt vũ khí, tải đạn dược lên xe.
Như vậy, đội tăng Việt Nam đã khởi động vào cuộc thi «Tank Biathlon-2022» một cách xứng đáng. Phía trước, trong các ngày 16 và 20 tháng 8 tới đây, kíp xe số 2 và số 3 của Đội tuyển Xe tăng QĐND Việt Nam sẽ tiếp tục thi đấu vòng loại.