"Biện pháp táo bạo như vậy (tối hậu thư của Nga về cách trả tiền mua gas) đã lập tức giúp ổn định giá trị đồng rúp và giảm thiểu đáng kể tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây", - báo viết.
Ngoài ra, hành động của chính quyền Mỹ như đóng băng tài sản của Nga và chính sách tiền tệ sai lầm cũng tác động trở ngược giáng đòn vào đồng tiền Mỹ.
"Ý tưởng cho rằng Hoa Kỳ có thể thu giữ tài sản của bất kỳ ai không chịu tuân phục mệnh lệnh của Washington thực sự là động thái «lên cơn thần kinh» và khuyến khích nhiều nước tiến hành đa dạng hóa tài sản dự trữ của họ, xa rời đồng USD", - bài báo lưu ý.
Theo quan điểm của các tác giả, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chỉ nhăm nhăm quan tâm đến lợi ích của Mỹ và các nhà đầu tư từ Phố Wall, còn Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ gần đây thường xuyên mắc sai lầm, gây ra những chao đảo về thanh khoản và khủng hoảng lạm phát.
Như vậy, những biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt chống Matxcơva, trong đó gồm các hạn chế đối với Ngân hàng Trung ương Nga, hiện đang ngày càng đe dọa làm suy yếu vị thế thống lĩnh của đồng USD và có thể dẫn đến sự phân mảnh thậm chí còn lớn hơn nữa trong hệ thống tiền tệ quốc tế, - bài báo kết luận.
Các biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva
Các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva sau khi quân đội Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi quân sự hóa Ukraina. Vì vậy, dự trữ của Nga đã bị đóng băng với số tiền khoảng 300 tỷ USD. Những lời kêu gọi từ bỏ các nguồn năng lượng của Nga cũng trở nên hung hăng hơn. Ngoài ra, các công ty phương Tây bắt đầu rời bỏ thị trường Nga. Đồng thời, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng dẫn đến các vấn đề kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ, chủ yếu là giá thực phẩm và nhiên liệu cao hơn.