Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã "tung chiêu" gì trong vụ án tại Quảng Ninh?

HÀ NỘI (Sputnik) - Để AIC nhận được các gói thầu y tế hàng trăm tỷ đồng, bà Nhàn đã sử dụng những chiêu trò can thiệp vào quá tình tham gia thầu, móc ngoặc với cán bộ y tế của địa phương để thông thầu, nâng khống giá trị thiết bị gây thiệt hại tài sản nhà nước số tiền lớn.
Sputnik
Vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh là vụ án thứ hai do Bộ Công an điều tra những sai phạm liên quan đến đấu thầu, nâng giá thiết bị của AIC và người đứng đầu công ty này.
Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu chủ tịch Công ty AIC, và Đỗ Văn Sơn - kế toán trưởng của AIC.
Bên cạnh đó, khởi tố thêm các bị can, lệnh bắt tạm giam các bị can: Nguyễn Hồng Sơn - phó tổng giám đốc Công ty AIC; Trương Thị Xuân Loan - trưởng ban 3 Công ty AIC; Nguyễn Thị Tích - tổng giám đốc Công ty Mopha, cùng ba cán bộ khác tại Quảng Ninh vì tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.
Theo kết quả điều tra ban đầu, năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sản nhi, tổng mức đầu tư hơn 238 tỉ đồng do Sở Y tế làm chủ đầu tư.
Cựu Chủ tịch AIC bị khởi tố, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở đâu?
Các bị can đã có hành vi thông đồng với đơn vị tư vấn thẩm định giá, ban hành chứng thư thẩm định giá theo giá cao hơn thị trường, móc ngoặc với nhà thầu và Công ty AIC để nâng giá thiết bị y tế, gây thiệt hại tài sản nhà nước 73 tỉ đồng.
Được biết, AIC được thành lập từ năm 2005, ban đầu hoạt động chuyên về lĩnh vực xuất khẩu lao động. Sau nhiều năm công ty này đã mở rộng hệ sinh thái với hơn 10 công ty thành viên và trở thành AIC Group, hoạt động đa ngành với doanh thu hàng ngàn tỉ đồng. Thời gian gần đây, AIC Group tham gia và trúng nhiều gói thầu cung cấp trang thiết bị trong lĩnh vực y tế, giáo dục… tại nhiều địa phương.
Kết quả điều tra cho thấy, bà Nhàn đã sử dụng những chiêu trò can thiệp vào quá tình tham gia thầu, móc ngoặc với cán bộ y tế của địa phương để thông thầu, nâng khống giá trị thiết bị gây thiệt hại tài sản nhà nước số tiền lớn.
Đại dịch COVID-19
Shionogi tiếp tục dự án tại Việt Nam bất chấp scandal của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC
Theo báo Tuổi Trẻ, trong vụ án ở Quảng Ninh, một phó chủ tịch tỉnh là người ký quyết định số 2816 phê duyệt dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sản nhi. Công ty AIC và Công ty Mopha là đơn vị trúng toàn bộ 6 gói thầu của dự án với trị giá hơn 230 tỉ đồng.
Tuy nhiên, một số cá nhân thuộc Ban quản lý dự án Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã móc ngoặc với chủ thầu là Công ty AIC để nâng khống giá trị thiết bị y tế của các gói thầu.
Đáng chú ý, quá trình tham gia đấu thầu, AIC còn đưa công ty có quan hệ với AIC vào tham gia đấu thầu thiết bị y tế tại Quảng Ninh. Hồ sơ về năng lực chủ chốt của AIC thời điểm này không đạt theo quy định nhưng bà Nhàn đã chỉnh sửa và ký để gửi chủ đầu tư nhằm hợp thức hóa.
Bị can Hoàng Đình Sơn thời điểm đó có nhiệm vụ là thành viên tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn I và là tổ trưởng tổ chuyên gia gói dự thầu số 7 giai đoạn II đã chỉ đạo thuộc cấp tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu và đồng ý cho AIC đạt hồ sơ năng lực.
Thảo luận