Cơ hội nào khi EU vạch kế hoạch giành lại Mỹ Latinh từ Nga và Trung Quốc

EU tỏ ra lo ngại về hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga ở địa bàn Mỹ Latinh và đã vạch chiến lược toàn diện nhằm mở rộng hợp tác kinh tế và chính trị với các nước trong khu vực này. Đó là thông báo của ấn phẩm Tây Ban Nha El País, dẫn nguồn từ tài liệu do Cơ quan Liên hệ Đối ngoại châu Âu soạn thảo.
Sputnik
Theo dữ liệu của EU, kể từ năm 2000 đến năm 2020, sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực đang nói đến đã tăng 26 lần.
Thông tin rò rỉ ngay sau khi Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky hô hào các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh liên kết vào biện pháp trừng phạt chống Nga, là thông điệp đầu tiên của Zelensky với khu vực này kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột.

Kế hoạch hội nhập toàn cầu

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Imelda Ibáñez giảng viên môn Quan hệ Quốc tế tại UNAM, chuyên gia về lịch sử ngoại giao và văn hóa Nga tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, thành viên Nhóm nghiên cứu Á-Âu (GESE), nêu ý kiến rằng tài liệu này của EU đáp ứng kế hoạch hội nhập toàn cầu vốn được thúc đẩy từ năm 2021, sau đại dịch COVID-19. Nhưng trong bối cảnh hiện tại cũng phải đối phó với những thách thức như «sự ra đời của đa cực, trong đó không chỉ riêng các quốc gia như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Canada sẽ có ảnh hưởng trên thị trường».
Chuyên gia lưu ý:

"Họ không còn vững tin vào sự tồn tại vùng ảnh hưởng đặc quyền của họ trên bình diện địa chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như trong các vấn đề hợp tác tài chính. Bây giờ họ phải cạnh tranh với các lực lượng mới nổi khác sẽ trở thành thủ lĩnh, mà trong trường hợp này là LB Nga và Trung Quốc".

Theo quan điểm của thành viên Nhóm Nghiên cứu Á-Âu (GESE), phản ứng của châu Âu cũng gắn với chuyện EU và Hoa Kỳ đã tính toán sai, không thấy được sự ủng hộ của họ đối với Ukraina sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những nước như Nga. Mặc dù phương Tây đã thi hành nỗ lực bắt đầu khơi lên cuộc chiến kinh tế, tình hình đã trở ngược chống lại chính các nước châu Âu hiện đang phải đối mặt với lạm phát cao và cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng.
Chuyên gia: Nga không nên phụ thuộc vào Trung Quốc
Bà Imelda Ibáñez nhận xét:

"Đơn giản là họ không hiểu rằng Nga có vai trò rất nổi bật trên thị trường các sản phẩm cơ bản, năng lượng, phân bón, thực phẩm, tất cả những cố gắng nhằm cô lập Matxcơva về kinh tế chẳng những đã vô dụng mà lại còn xoay chiều không ngờ".

Thêm vào đó, có xu thế đang nổi ở châu Mỹ Latinh là sự trở lại với các Chính phủ cánh tả, thách thức sự can thiệp của Hoa Kỳ vào khu vực, với các thủ lĩnh tiêu biểu nhất là Gustavo Petro ở Colombia và Lula da Silva ở Brazil, hiện được coi là ứng viên được yêu thích và nhiều tiềm năng thắng lợi trong cuộc đua Tổng thống.
Hiện tượng hình thành khối cánh tả ở Mỹ Latinh làm nảy sinh nghi ngờ về độc quyền bá chủ của Hoa Kỳ, qua ghi nhận từ giới chính trị gia như Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz với lời cảnh báo về tâm thế «chống Mỹ» trong Chính phủ các nước thuộc khu vực.
"Tính đơn cực mà Hoa Kỳ nắm giữ với sự giúp đỡ của khối EU nhằm phổ biến ảnh hưởng của các giá trị phương Tây, tầm nhìn tự do về kinh tế và bản thân chủ nghĩa tư bản, bây giờ đang bị chặn và phong toả dưới ảnh hưởng của Nga, và kết cục thất bại của đơn cực đã hiển hiện", - chuyên gia đánh giá.

Chính sách đối ngoại chung

Trong bối cảnh này, điều đang chờ đợi là ở châu Mỹ Latinh ​​sẽ phát triển «chính sách đối ngoại chung» có khả năng chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào mà Hoa Kỳ có thể phát động nhắm vào khu vực, mặc dù từ trước đó tiến trình tăng cường các cơ chế hợp tác như MERCOSUR cũng đã được dự kiến ​​sớm hơn.
Dù vậy, chuyên gia Imelda Ibáñez cho rằng tình hình sẽ không dẫn đến cuộc đối đầu vũ lực dội giữa các khối phương Tây và châu Mỹ Latinh, thậm chí kể cả là khi Nga đề xuất cung cấp vũ khí cho các nước của khu vực trong bối cảnh có sự can thiệp của «bá chủ» - như cách ông Putin gọi Hoa Kỳ - vào công việc của Chính phủ sở tại.
Nhà ngoại giao Mỹ phàn nàn về "những người bạn" của Putin trong NATO
"Mục tiêu của việc tái vũ trang châu Mỹ Latinh chỉ là sự trao đổi chiến lược trong đó không hề liên quan gì đến ý thức hệ, là sự trao đổi trong đó các cuộc thương lượng sẽ có lợi cho cả Nga và các nước Mỹ Latinh", - giáo sư của UNAM tin chắc.

Cuộc gặp G20 là sự kiện địa chính trị then chốt

Một sự kiện quan trọng then chốt của tái cơ cấu địa chính trị toàn cầu sẽ là cuộc gặp G20 lần kế tiếp vào tháng 11, nơi Liên minh châu Phi dự kiến tham gia còn Trung Quốc và Nga có thể hoàn thành khối đoàn kết với tư cách là những cường quốc thống lĩnh thế giới mới, - chuyên gia Imelda Ibáñez nhận xét.
Hai ông Putin và Tập Cận Bình sẽ thách thức phương Tây tại G20
"Họ sẽ tìm ra phương thức, trong đó các nước đang phát triển cũng có ảnh hưởng mạnh trong khâu hoạch định chính sách đối ngoại, và đến lượt nó, điều này sẽ góp phần hình thành sự hội nhập kinh tế của thế giới đa nguyên rộng lớn hơn nhiều", - bà Imelda Ibáñez kết luận.
Thảo luận