Chiến lược Quân sự của Úc
“Đây là di sản cầm quyền của cựu thủ tướng Scott Morrison. Ông đã vạch ra con đường phát triển theo hướng quân sự hóa, và chính quyền hiện tại tiếp tục thực hiện những hành vi quyết đoán và hiếu chiến hơn trong khu vực. Phía Úc cũng muốn tái khẳng định cam kết với Hoa Kỳ với tư cách là một đồng minh. Australia không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng trên thực tế, nước này có nguy cơ bị dính líu vào quá trình giải quyết tranh chấp ở đó. Trong trường hợp bùng nổ bất kỳ xung đột nào, Úc có thể là một trong các bên của nó. Triển vọng này có tác động cực kỳ tiêu cực đến mối quan hệ song phương Trung-Úc. Những hành động khiêu khích của Australia có thể dẫn đến hậu quả bi thảm. Vào ngày 26 tháng 5, không có ai bị thương trong vụ việc, nhưng luôn có nguy cơ hậu quả có thể gây ra một thảm kịch và dẫn đến leo thang hơn nữa. Và thủ phạm sẽ không phải là Trung Quốc, mà là Australia, uy tín của nước này ở Đông Nam Á và châu Á sẽ bị ảnh hưởng”, - chuyên gia Artem Garin nói.
Loan truyền tin giả, tin sai sự thật
“Quân đội Úc, đặc biệt là các phi công, có thể tự hào về sự chuyên nghiệp nào, nếu sự xuất hiện của một tàu nghiên cứu Trung Quốc gần Úc gây ra cơn hoảng loạn ở Canberra. Các phương tiện truyền thông ngay lập tức bắt đầu phóng đại chủ đề về các căn cứ quân sự của Trung Quốc, cũng đặt câu hỏi liệu Australia có thể tự vệ hay không. Họ ngay lập tức đi đến kết luận rằng, cả Không quân và Hải quân Úc đều không thể cạnh tranh với Trung Quốc trong bất cứ lĩnh vực quân sự nào. Còn Trung Quốc đang thể hiện thái độ tích cực, tự tin trong khu vực. Bắc Kinh có thể hạn chế sự di chuyển của các tàu của Úc và Mỹ đi qua gần biên giới Trung Quốc. Tính chuyên nghiệp của Trung Quốc chủ yếu được chứng minh bằng những việc làm, không phải qua các phương tiện truyền thông và cũng không phải qua những tuyên bố chỉ nhằm khiêu khích bên kia. Úc chỉ lặp lại các quan điểm của Hoa Kỳ trong khu vực, và không hơn thế nữa”, - chuyên gia Artem Garin nói.