Quần đảo Solomon không muốn thấy tàu từ các nước AUKUS cập cảng của mình

Một vụ scandal ngoại giao đã bùng nổ giữa Quần đảo Solomon và Hoa Kỳ. Các nước Nam Thái Bình Dương coi trọng quan hệ bình đẳng với Trung Quốc. Quần đảo Solomon gửi tín hiệu đến các nước thành viên AUKUS.
Sputnik
Chính quyền Quần đảo Solomon không phản hồi yêu cầu cấp phép để tàu tuần duyên Mỹ USCGC Oliver Henry có thể cập cảng Honiara để tiếp liệu, bổ sung hậu cần. Trước đó, trên mạng xã hội có tin cho hay tàu tuần tra Anh HMS Spey cũng không được cập cảng tại Quần đảo Solomon. Chiếc tàu tuần duyên của Mỹ đang làm nhiệm vụ tuần tra chống đánh bắt cá trái phép ở Nam Thái Bình Dương.
AUKUS ngày càng đe dọa sự ổn định trong khu vực và trên thế giới
Việc chính quyền Quần đảo Solomon không phản hồi yêu cầu cấp phép để tàu Mỹ có thể cập cảng tiếp liệu cho thấy thái độ tiêu cực của Honiara đối với chương trình hợp tác trên biển của Mỹ với các đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương. Một phần của chương trình này là hợp tác chống đánh bắt cá trái phép. Tuy nhiên, những cuộc tuần tra tích cực như vậy của Mỹ có thể bị giới tinh hoa chính trị địa phương coi là những hành vi làm phiền. Rất có thể họ có cơ sở để lo ngại rằng, cuộc chiến chống đánh bắt cá trái phép chỉ là vỏ bọc cho sự hiện diện quân sự của Mỹ gần quần đảo Solomon.

Sự cố ngoại giao

Rõ ràng là sự cố ngoại giao do việc chính quyền Quần đảo Solomon không phản hồi yêu cầu bình thường cấp phép để chiếc tàu nước ngoài có thể cập cảng phản ánh bầu không khí mất lòng tin trong quan hệ của Quần đảo Solomon với Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận nhất của họ - Anh và Úc. Xét cho cùng, Quần đảo Solomon là một đối tác ưu tiên của Australia, và họ hiểu rõ rằng, bằng cách từ chối người Mỹ, họ đã phủ bóng đen lên quan hệ đối tác với Australia. Có vẻ như Quần đảo Solomon không coi trọng mối quan hệ này.
Các chuyến thăm quần đảo Solomon trong những tháng gần đây của Thủ tướng và Ngoại trưởng Australia, nhiều chuyến thăm của các nhà ngoại giao và quan chức quân sự cấp cao của Mỹ về cơ bản đều có một mục tiêu - buộc quốc đảo này từ chối hợp tác với Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyến thăm này không mang lại kết quả mong muốn.
Tàu tuần duyên Mỹ bị Quần đảo Solomon từ chối cho cập cảng Honiara có thể là phản ứng trước hành vi không thể chấp nhận được của Mỹ đối với quần đảo Solomon liên quan việc quốc đảo này ký kết thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Phía Mỹ đã cố gắng bằng mọi cách để ngăn cản việc ký kết thỏa thuận này và đe dọa trừng phạt quốc gia có chủ quyền.
Chuyên gia: Trung Quốc cần căn cứ hải quân ở Campuchia để chống lại AUKUS
Việc Quần đảo Solomon không cho tàu Mỹ cập cảng phản ánh sự bất mãn của quốc đảo này với hành vi bá quyền của Hoa Kỳ, - chuyên gia Shen Shishun từ Trung tâm nghiên cứu vùng Nam Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu quốc tế của CHND Trung Hoa cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Phản ứng của Quần đảo Solomon là điều dễ hiểu, họ tuân thủ nguyên tắc chính sách đối ngoại "làm bạn với tất cả, chứ không trở thành kẻ thù của bất cứ ai", - chuyên gia Artem Garin từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương đông học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Quần đảo Solomon đóng vai trò quan trọng trong khu vực, chủ yếu nhờ vị trí địa chiến lược của quốc đảo này. Trong bối cảnh sự đối đầu giữa Mỹ và Australia với Trung Quốc ngày càng leo thang, họ không muốn trở thành con rối trong trò chơi của người khác, họ muốn giữ thái độ trung lập để không làm phức tạp thêm chính sách đối ngoại của mình. Chính sách đối ngoại của quốc đảo này được xây dựng trên nguyên tắc "làm bạn với tất cả, chứ không trở thành kẻ thù của bất cứ ai".

Trung Quốc từ chối xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon
"Có lẽ Quần đảo Solomon không muốn thấy tàu của các nước AUKUS cập cảng của họ để không làm hỏng quan hệ với Trung Quốc. Và rất có thể phản ứng của Trung Quốc trước việc các tàu của Mỹ và Anh cập cảng Honiara sẽ thỏa đáng hơn so với phản ứng của Hoa Kỳ trước sự xuất hiện của tàu Trung Quốc ở cảng này. Và chắc là ở Bắc Kinh sẽ không có cơn hoảng sợ như Hoa Kỳ đã dàn dựng liên quan đến thỏa thuận an ninh giữa Quần đảo Solomon và Trung Quốc. Tất nhiên, Honiara cũng muốn cho thấy rằng, tiếng nói của các quốc gia đại dương cũng có ý nghĩa quan trọng, rằng họ có chủ quyền và có thể thể hiện lập trường của mình với Mỹ và không đồng ý với họ về một số vấn đề”, - chuyên gia Artem Garin nói.
Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Mỹ giữ liên lạc với chính quyền Solomon và mong muốn các tàu sau này sẽ được cấp phép đầy đủ. Trong khi đó, các nước ASEAN tham gia chương trình hợp tác hàng hải với Hoa Kỳ không thể không chú ý đến vụ bê bối này. Chương trình này đã được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN, theo đó các tàu Cảnh sát biển Hoa Kỳ cũng sẽ tham gia cuộc chiến chống nạn đánh bắt bất hợp pháp.
Thảo luận