Biển Đông

Trợ lý sen đầm Mỹ có thể xuất hiện ở Biển Đông

Cuộc tập trận Pitch Black đang diễn ra ở không gian vùng trời phía trên Nam Thái Bình Dương, với phần tham gia của các quân nhân từ 17 nước. Như quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết, điểm bố trí căn cứ tạm thời của máy bay là bờ biển phía bắc Australia.
Sputnik

Australia cần đến tập trận để làm gì?

Hàng loạt nước NATO - Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, một số nước ở Đông và Đông Nam Á - Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, cũng như New Zealand, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ấn Độ đang dự phần vào cuộc diễn tập quân sự có cái tên ảm đạm Pitch Black. Và thành viên chính của Pitch Black tất nhiên là Hoa Kỳ. Tổng cộng, huy động 100 máy bay và 2.500 quân nhân tham gia tập trận.
Australia đảm trách cương vị nước chủ nhà của sự kiện này. Giải thích lý do đăng cai tiến hành tập trận, đại diện Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia tuyên bố, bằng cách như vậy, thế giới sẽ «nhận thấy chúng tôi đặt vấn đề an ninh khu vực ở mức độ cao như thế nào và cách chúng tôi cố gắng tăng cường liên hệ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ra sao».
Cuộc tập trận Pitch Black
Về mặt hình thức, mục đích tập trận là để kiểm tra thực trạng liên kết hội nhập của các lực lượng vũ trang đa quốc gia và nếu có thể, sẽ củng cố lực lượng này. Nhưng nhiều quan sát viên nước ngoài cho rằng các thành viên tham gia diễn tập muốn kiểm tra khả năng tương tác với nhau khi đối mặt với «mối đe dọa từ Trung Quốc», - là điều mà người ta lặp đi lặp lại không biết mệt ở Washington, London, Tokyo, Seoul và cả New Delhi.

Đường lối chống Trung Quốc của Canberra

Dựa vào tiềm lực kinh tế cao của đất nước, giới cầm quyền Australia muốn có vị thế chiến lược mạnh hơn nữa và bền vững hơn nữa ở các phần khác nhau của Thái Bình Dương. Trước hết là ở phần phía nam, giữa các quốc đảo. Nhưng ở đây người Australia ắt phải cạnh tranh với người Trung Quốc. Vậy là Canberra quyết định tăng cường hơn nữa liên hệ quân sự với Hoa Kỳ và những nước cùng chí hướng trong khu vực. Một trong những bước đi theo hướng đó là thành lập khối AUKUS hồi năm ngoái (gồm Australia, Anh, Hoa Kỳ). Trong khuôn khổ khối này, có lời hứa hỗ trợ trang bị hạm đội tàu ngầm hạt nhân cho hải quân Australia. Với những tàu thuyền tiềm năng, hải quân Australia có thể trụ lại Biển Đông trong thời gian dài.
Cuộc tập trận Pitch Black
Bất kể là gần đây đã có sự thay đổi Chính phủ, Australia không sửa soạn thay đổi bản chất mối quan hệ của mình với Trung Quốc. Canberra vẫn như trước sẽ tiếp tục là đồng minh trung thành của Hoa Kỳ và sẽ hỗ trợ Washington trong mọi hành động chống Bắc Kinh. Được biết, hồi đầu đại dịch Covid-19, người dân Australia đã ủng hộ phương án quy tội của Nhà Trắng, khẳng định rằng loại coronavirus quái ác này lây lan khắp thế giới là do lỗi của Trung Quốc. Thời gian gần đây, chính giới Canberra đã ủng hộ tuyến đường lối ứng xử của Hoa Kỳ trong quan hệ với Đài Loan.
Những cuộc đối đầu giữa máy bay tàu chiến của Australia và Trung Quốc trên Biển Đông và eo biển Đài Loan đã trở nên thường xuyên. Và như tuyên bố do Tổng Tư lệnh Không quân Australia Robert Chipman đưa ra gần đây, lực lượng binh chủng của ông sẽ không thay đổi bất cứ điều gì trong hành động ở Biển Đông. Trên thực tế, giới quân sự Australia dự kiến thực thi hoạt động bảo vệ hàng hải ở Biển Đông, theo kiểu chiến dịch mà người Mỹ thực hiện ở đó trong chương trình FONOP. Tức là Chính phủ Australia và Hoa Kỳ chỉ công nhận 12 dặm biển thuộc chủ quyền của các nước, phần còn lại là vùng biển quốc tế.
Washington muốn Canberra trở thành đối tác trung thành của mình trong những công việc này. Và điều đó có thể diễn ra với mức độ xác suất cao.
Biển Đông
Việc Không quân Australia thể hiện "tính chuyên nghiệp" trên Biển Đông có thể dẫn đến hậu quả nào?
Sự thiên vị trong chính sách đối ngoại của Australia khơi lên câu hỏi trong nhiều người. Ví dụ, bà Jo Adetunji biên tập viên phiên bản Anh của cổng thông tin phân tích điện tử The Conversation, cho rằng «Australia hành động như «một trợ lý của cảnh sát trưởng» Mỹ, đảm bảo sự tuân thủ cơ bản dựa trên quy tắc luật biển». Bà này cũng nêu câu hỏi – như vậy có thể phát sinh những hậu quả gì đối với quan hệ song phương Australia –Trung Quốc.
Về phần mình, Bắc Kinh bày tỏ thái độ không hài lòng với chính sách đối ngoại của Canberra.
Rõ ràng, chơi cùng bên với Washington, rời bỏ chính sách đối ngoại độc lập, Canberra đang góp phần vào đẩy tăng bất ổn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Thảo luận