Chúng ta đang nói về tổ hợp năng lượng gió ở Biển Baltic, sẽ tạo ra hơn 3 gigawatt năng lượng mỗi ngày và cung cấp cho 4,1 triệu hộ gia đình. Theo chính phủ Đan Mạch, dự án đòi hỏi đầu tư 3 tỷ euro vào cơ sở hạ tầng và 6 tỷ vào trang trại điện gió ngoài khơi (WPP). Theo dự kiến, khu phức hợp dẽ đưa vào hoạt động trong năm 2030. Các công ty năng lượng quốc gia của Đức và Đan Mạch, 50Hertz và Energine, sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các công trình và kết nối chúng với đất liền.
Bộ trưởng Năng lượng Đức Robert Habeck cho biết, lần đầu tiên ở châu Âu có hai quốc gia hợp tác trong dự án như vậy. Quan chức này cũng cho biết "hòn đảo năng lượng" sẽ chạy dọc theo các đường ống chính đưa khí đốt của Nga đến châu Âu.
“Nhưng bây giờ nó sẽ là năng lượng của chính chúng tôi, không phải khí đốt của Nga”, - ông Robert Habeck nói.
Sau đó, các quốc gia khác của khu vực Baltic, đặc biệt là Ba Lan, sẽ có thể tham gia dự án này.
Chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo
Các quốc gia châu Âu từ lâu đã muốn rời xa nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (RES) nhằm tránh những tác động toàn diện của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hiện tại, trước tình hình căng thẳng trên thị trường năng lượng do sự thù địch ở Ukraina, EU đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo để ít nhất một phần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.