“Hàng năm, chúng tôi vẫn làm việc với các nông hộ cũng như các farm mới có vấn đề là thứ nhất, thời tiết gần đây rất khắc nghiệt khiến sản lượng của cây cà phê giảm rất mạnh, đặc biệt là Arabica. Trong khi mọi năm cây cà phê Arabica của mình cho ra quả rất tốt, thị trường nội địa tiêu thụ Arabica rất nhiều. Năm nay thậm chí giá Arabica Việt Nam còn cao hơn cả giá cà phê cùng loại nhập khẩu từ Colombia hay Brazil làm cả chuỗi cung ứng bị hẹp”, bà An nói.
Tồn kho giảm, nguyên nhân do đâu?
“Biến đổi khí hậu ở một số vùng cũng làm ảnh hưởng đến giảm năng suất và sản lượng cà phê. Tiêu thụ nội địa của Việt Nam ngày càng tăng cao so với trước đây nên cũng là một lý do để giảm nguồn nguyên liệu cà phê cho xuất khẩu, đặc biệt đối với xuất khẩu cà phê nhân sống. Xuất khẩu các sản phẩm cà phê rang xay đã tăng mạnh trong năm 2021 và 2022. Kim ngạch xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan chiếm trên dưới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước”, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA cho biết.
“Thứ nhất, do hai năm COVID-19 xảy ra, các nhà phân phối hay như bản thân bên tôi cũng không thể nhập được nhiều. Trong khi cây cà phê vẫn chín, người nông dân vẫn phải sơ chế tuy nhiên không đẩy hàng đi được thì nông hộ sẽ chú ý và không tích kho trữ nữa. Vì vậy, tồn kho từ những năm trước bị giảm. Năm 2022 có sẵn hàng trong kho của 2021 chẳng hạn, nhưng vì năm ngoái không có độ tồn kho đấy nên tồn kho cà phê của Việt Nam bị giảm. Thứ hai, có rất nhiều đơn vị xuất khẩu rất nhiều thay vì làm thị trường nội địa”, đại diện doanh nghiệp trên cho hay.
Tháo gỡ bài toán này ra sao?
“Tôi gặp rất nhiều đối tác có hỏi về giá, nhiều bên phải làm thông báo về việc tăng giá. Về phía đối tác, số lượng đặt hàng sẽ giảm đi. Họ cũng thẳng thắn là lấy số lượng nhỏ và sau giá không được tốt thì sẽ làm việc thẳng với đối tác nước ngoài”, bà Nhật An, Giám đốc Công ty 3C chia sẻ.
“Các địa phương tập trung chỉ đạo công tác tái canh, đầu tư chăm sóc vườn cây cà phê, sử dụng giống mới để nâng cao chất lượng vườn cây, tăng năng suất sản lượng cà phê trong những năm tới. Ngoài ra, tiếp tục nâng cao các sản phẩm cà phê chế biến sâu như: rang xay, hòa tan…Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa”, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA chỉ ra.
“Năm nay, chúng tôi đã liên hệ với các nông hộ trước để họ làm theo tiêu chuẩn của mình cũng như đặt luôn từ đầu vụ. Đồng thời, thanh toán phí trước để về mặt tâm lý, đối tác sẽ thoải mái hơn. Thứ hai, chúng tôi cũng gợi ý với các đối tác làm bên du lịch tạo thêm các tour du lịch tham quan vùng trồng cây cà phê để các nông hộ có thêm nguồn thu nhập. Ngược lại khách du lịch cũng biết thêm về cây cà phê và quá trình làm ra cà phê nhiều hơn. Vì vấn đề chính nằm ở phần tâm lý của người nông dân khá nhiều”.