“Phần đầu tiên của thỏa thuận, liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraina, đang có kết quả. Trong khi việc thực hiện phần thứ hai của thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa Nga và LHQ, thực hiện kém hơn. Những hạn chế cản trở xuất khẩu ngũ cốc Nga vẫn tồn tại bất chấp các tuyên bố của Mỹ và EU", ông nói.
“Từ tuyên bố gần đây của đại diện Bộ Ngoại giao Nga, có thể thấy không phải tất cả các kỳ vọng đều được chứng minh cho đến nay. Lý do chính khiến các nước phương Tây đồng ý với “thỏa thuận ngũ cốc” là sau thời Maidan, chính quyền Ukraina đã bán phần lớn đất đai màu mỡ của đất nước hoặc quyền sử dụng đất cho các công ty quốc tế phương Tây. Văn phòng đại diện các công ty lớn tham gia sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chứa GMO được đặt tại Kiev.
Kể từ năm 2001, đã có lệnh cấm bán đất nông nghiệp cho các công ty lớn hoặc các nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Ukraina. Tuy nhiên, sau năm 2014 nó đã bị hủy bỏ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, vào cuối năm 2016, 80% đậu nành và 10% ngô của Ukraina trở thành sản phẩm chứa GMO. Nói cách khác, nông dân Ukraina thực sự thấy mình bị buộc phải chuyển nhượng đất đai của mình cho các công ty lớn của châu Âu".
“Chúng ta thấy Ukraina, bắt đầu từ năm 2014, đã thực sự biến thành thuộc địa của Hoa Kỳ và phương Tây. Là một phần của thỏa thuận ngũ cốc, mục tiêu của phương Tây không phải là cung cấp ngũ cốc cho các nước nghèo ở châu Phi và châu Á, mà là mở rộng thị trường của chính họ. Điều này cũng được chỉ ra bởi thực tế là các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga vẫn chưa được giảm nhẹ sau khi hiệp định này được ký kết. Nga có thể rút khỏi thỏa thuận. Nếu hoạt động của hành lang ngũ cốc không đạt được mục tiêu, điều này tất nhiên sẽ gây lo ngại ở Moskva. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy phản ứng và hậu quả”, Hassan Erel kết luận.