Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nói rằng Ấn Độ tỏ ra cởi mở đối với ý tưởng hạn chế giá dầu của Nga và đang phát đi những tín hiệu "đáng khích lệ" về việc này.
"Lôi kéo Trung Quốc và Ấn Độ vào chính sách áp "giá trần" đối với dầu của Nga là nhiệm vụ quan trọng siêu cấp của chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, điều đó khó có thể thành công", - ông Pushkov viết trên Telegram.
Ông lưu ý rằng khả năng Trung Quốc tham gia kế hoạch này cùng với Mỹ "gây tổn hại cho Nga có vẻ khó tin". Nhà lập pháp cũng đặt câu hỏi: "Hà cớ gì mà Bắc Kinh lại đi tăng cường sức mạnh cho Mỹ và G7, khi bọn họ toàn nói rằng sẽ chống đối Trung Quốc và đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột với nước này?"
Ông Pushkov cho rằng Ấn Độ là "một ứng viên khó thành hiện thực cho một liên minh như vậy, cả vì lý do chính trị và kinh tế (nhu cầu cần dầu của Nga)". Nga cảnh báo rằng họ sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia ủng hộ việc áp dụng "giá trần như vậy", ông nhắc lại.
"Không có khả năng là Washington không hiểu được điều này. Họ chỉ làm ra vẻ không hiểu mà thôi", - nghị sĩ nói thêm.
Lãnh đạo các nước G7 (Anh, Đức, Ý, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản) tại hội nghị thượng đỉnh ngày 26-28/6 đã xác nhận ý định giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga và đồng ý áp đặt hạn chế về giá đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga. Vào đầu tháng Bảy đã có đề xuất đặt giới hạn bằng một nửa mức giá hiện tại. Theo hãng tin Bloomberg, con số 40-60 USD đang được thảo luận.