Nhóm sinh viên Việt Nam xuất sắc giành chiến thắng trong cuộc thi của Google

“Gateway” của nhóm sinh viên Việt Nam đến từ Đại học Hoa Sen đã vượt qua 835 dự án trên toàn thế giới để cùng đại diện đến từ Đức, Canada giành những vị trí cao nhất trong cuộc thi của Google mang tên Google Solution Challenge 2022.
Sputnik
Đại diện Google tin tưởng rằng, với thế hệ trẻ tài năng cũng như sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin, Việt Nam sẽ có thêm nhiều dự án đột phá công nghệ, ứng dụng cộngđồng, góp ích cho xã hội trong thời gian tới.

Sinh viên Việt giành chiến thắng tại Google Solution Challenge 2022

Ngày 7/9, đại diện Google cùng lãnh đạo trường Đại học Hoa Sen đã phối hợp tổ chức sự kiện “Phát triển ứng dụng vì cộng đồng”.
Sự kiện này là nhằm truyền cảm hứng đam mê công nghệ đến giới sinh viên, giới thiệu các chương trình đào tạo tiên tiến, phong phú và miễn phí từ gã khổng lồ công nghệ Google, qua đó để thế hệ trẻ có cơ hội phát triển và tạo ra nhiều giải pháp công nghệ phục vụ cộng đồng, mang lại lợi ích cho xã hội.
Đáng chú ý, tại đây, Google cũng đã vinh danh nhóm 4 sinh viên Việt Nam qua dự án Gateway, xuất sắc giành những vị trí cao nhất trong cuộc thi Google Solution Challenge 2022 do Google tổ chức.
Nhóm sinh viên Việt Nam cùng với đại diện Canada và Đức đã vượt qua 835 dự án khác từu các bạn trẻ trên khắp mọi miền thế giới để vinh danh lọt vào top 3 dự án xuất sắc nhất.
Dự án Gateway của 4 sinh viên Việt Nam đến từ Đại học Hoa Sen gồm có Nguyễn Võ Đăng Cao, Nguyễn Đăng Khương, Trương Hoàng Duy, Nguyễn Mạnh Hùng vượt lên giành vị trí cao nhất, trở thành top 3 dự án xuất sắc nhất của cuộc thi Solution Challenge 2022 (không chia giải nhất, nhì, ba) do Google tổ chức và được vinh danh vừa qua.
Thông tin cũng được Google cập nhật và đăng tải đầy đủ kèm giới thiệu, đánh giá.
Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Nga cho học sinh và sinh viên Việt Nam

Việt Nam sẽ có nhiều đột phá ứng dụng

Theo bà Janise Tan, Quản lý cộng đồng lập trình viên khu vực Đông Nam Á, Google châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ, năm 2021 vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.600 công ty công nghệ mới.
Từ đó kéo theo phát sinh nhu cầu cao về lao động kỹ thuật số trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo vị chuyên gia, nhu cầu này sẽ luôn tăng cao và trở thành xu hướng tuyển dụng lao động trong tương lai ở Việt Nam khi mọi ngành nghề và lĩnh vực đều được số hóa, ứng dụng công nghệ giá trị cao.
Theo Quản lý cộng đồng lập trình viên khu vực Đông Nam Á, Google châu Á – Thái Bình Dương, thông qua các sự kiện cộng đồng như “Phát triển ứng dụng vì cộng đồng” ở Solution Challenge 2022, Google hy vọng không chỉ tiếp tục truyền lửa cho nhiều thế hệ sinh viên tài năng tiếp theo của Việt Nam mà còn có thể cung cấp, chia sẻ thêm nhiều học bổng đào tạo, các chương trình hỗ trợ kỹ năng năng lực thiết thực giúp sinh viên có thể chủ động nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cọ xát thực tế không chỉ tại Việt Nam mà ở cả quy mô toàn cầu.

“Với nguồn nhân tài tốt, chúng tôi tin Việt Nam sẽ có thêm nhiều ứng dụng công nghệ đột phá để phục vụ cộng đồng và phát triển nền kinh tế số một cách bền vững”, - bà Janise Tan tin tưởng.

Theo đại diện Google, để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, cũng như phát huy tối đa tiềm năng của thế hệ trẻ, sinh viên ngành công nghệ thông tin (IT) Việt Nam, Google ra mắt Học viện Google Play (Google Play Academy)- một nền tảng tự học miễn phí dành cho bất cứ ai muốn phát hành ứng dụng trên Google Play với hơn 100 khóa học nhỏ được xây dựng liền mạch và xuyên suốt dựa trên hành trình phát triển ứng dụng và chương trình Google Career Certificates (Chương trình Phát triển Nhân tài Số) gồm các khóa học liên quan đến ngành Công nghệ thông tin miễn phí trên nền tảng Coursera.
Nhóm phát triển dự án Cổng Việt đang thực hiện

Về dự án Gateway của nhóm sinh viên Việt Nam

Theo chia sẻ của 4 chàng sinh viên Đại học Hoa Sen gồm Nguyễn Võ Đăng Cao, Trương Hoàng Duy, Nguyễn Đăng Khương, Nguyễn Mạnh Hùng, dự án Gateway là sản phẩm xâu dựng các chốt kiểm tra 5K không cần sự hỗ trợ hay can thiệp của con người.
Theo đó, mục đích chính của dự án Gateway là giảm bớt áp lực cho lực lượng y tế, chức năng, cộng đồng, các doanh nghiệp, hoạt động trong công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19.
Theo nhóm sáng lập, với các điều kiện tiên quyết như giá thành thấp, học sinh, sinh viên có thể lắp đặt thông qua các thiết bị linh kiện điện tử, ứng dụng điện thoại di động để thiết lập Gateway ngay tại địa điểm sinh sống và làm việc.
Đại diện nhóm sinh viên Đại học Hoa Sen thông tin cho biết, Gateway hoàn toàn là ứng dụng mã nguồn mở open-sources, do đó, mọi người đều có thể tham gia hỏi đáp hay cùng nhóm phát triển dự án. Báo Tiền phong dẫn lời của sinh viên Nguyễn Đăng Khương, thành viên của nhóm cho hay, từ cuối năm 2019, khi bắt đầu xuất hiện dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng lớn. Đến tháng 10 năm 2020, sau khi Việt Nam gỡ bỏ các lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội để người dân được đi lại, sinh hoạt, học sinh sinh viên được học tập bình thường, tuy nhiên, do giãn cách xã hội quá lâu và luôn cần đến 1-2 nhân viên bảo vệ chốt ở các cổng ra vào của một tòa nhà để kiểm tra. Nên điều này cũng là một trong những bất cập còn tồn tại, khiến còn tình trạng lây nhiễm chéo, vì vậy, nhóm đã lên ý tưởng tạo một sản phẩm “không cần đến yếu tố con người” để giải quyết vấn đề này.
Nguyễn Đăng Khương cho biết, để thực hiện dự án, cả nhóm đã mất hơn một tháng để triển khai và thực hiện.

“Từ lúc lên ý tưởng cho đến lúc hoàn thành sản phẩm là khoảng thời gian giãn cách toàn xã hội, do đó quá trình triển khai ý tưởng, vẽ bản mẫu, tìm mua các thiết bị cần thiết, in các bản mẫu 3D, lên ý tưởng kịch bản và thực hiện video dự thi đều do các bạn sinh viên tự thực hiện”, - Khương lý giải.

Cùng với đó, nhóm cũng chia nhỏ công việc ra nhằm hoàn thiện một úng dụng di động (mobile app) nhằm giúp kiểm tra nhiệt độ, tình trạng đeo khẩu trang, điểm danh và khử khuẩn.
Nhóm sinh viên Việt Nam cũng làm thêm một ứng dụng web để nhân viên trong tòa nhà có thể theo dõi từ xa, đồng thời, có thể trích xuất dữ liệu nếu cần thiết, hạn chế tối đa việc tiếp xúc dẫn đến lây nhiễm chéo.
Đáng chú ý, nhóm các sinh viên Việt Nam đã sử dụng chính những công nghệ nổi bật của Google, một phần để hoàn thành một tiêu chí đánh giá của cuộc thi, phần khác cũng là để củng cố và ứng dụng những kiến thức của các thành viên đã học được trong quá trình hoạt động câu lạc bộ Google Developer Student – Đại học Hoa Sen.
“Họ nói không ai chụp ảnh đẹp hơn tôi”: studio ảnh của một sinh viên Việt Nam ở Moskva
Cùng với dự án Gateway của nhóm sinh viên Việt Nam đến từ Đại học Hoa Sen, dự án Xtrinsic - ứng dụng nghiên cứu và trị liệu sức khỏe tâm thần có thể tùy chỉnh tùy theo môi trường. thói quen và nhu cầu cá nhân (Khoa Kỹ thuật Albert-Ludwigs, Đại học Freiburg , dự án Blossom - giải pháp tích hợp nhằm giúp các thiếu nữ vị thành niên có quyền truy cập vào nguồn tài nguyên, nâng cao kiến thức giáo dục giới tính, hiểu sâu hơn về chu kỳ kinh nguyệt một cách chính xác, đáng tin cậy, sử dụng Android, Firebase, Flutter, Google Cloud Platform (trường đại học Waterloo, Canada) nằm trong top 3 cuộc thi.
Các đội thi xuất sắc từ Việt Nam, Canada, Đức nhận được giải thưởng trị giá 3.000 USD cho mỗi thành viên của nhóm nghiên cứu cùng chứng chỉ công nhận từ Google.
Thảo luận