“Bình Nhưỡng tin rằng cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo hiện tại ở cả Washington và Seoul trên thực tế là nhằm tăng cường đối đầu. Dưới thời Biden, áp lực lên Triều Tiên ngày càng gia tăng. Washington và Seoul đã quay trở lại công thức thực tế bị Bình Nhưỡng bác bỏ — trước hết là giải trừ hạt nhân đối với CHDCND Triều Tiên, đầu tiên là các bước thực tế theo hướng này, và chỉ sau đó là đối thoại và cung cấp hỗ trợ kinh tế rộng rãi. Vì vậy, hiện nay Bình Nhưỡng không nhìn thấy bất kỳ khả năng nào về đường lối ngoại giao. Thật vậy, các triển vọng ngoại giao để giải quyết vấn đề không hề ‘’le lói’’."
"Hơn nữa, thể theo tất cả , các cuộc tập trận toàn diện mới giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục. Ngoài ra, Seoul tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách từ vị thế sức mạnh, rằng chỉ có sức ép và chỉ có các biện pháp trừng phạt mới có thể thuyết phục Bình Nhưỡng đi theo con đường giải trừ hạt nhân. Tất cả những điều này đã có từ rất lâu trước đây, đây là sự lặp lại của những gì đã trôi qua lần thứ mười. Và Bình Nhưỡng, rõ ràng, đã quyết định một lần nữa khẳng định vị thế của mình bằng cách thông qua sắc lệnh này. Họ làm điều này để nhắc nhở : nếu ai đó quên rằng hiến pháp đã quy định tình trạng của CHDCND Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Tình trạng được ghi trong học thuyết quân sự. Luật được thông qua xác nhận tình trạng này để không ai có bất kỳ ảo tưởng nào”, - Alexander Vorontsov nói.
“Những người phản đối Bình Nhưỡng, ngược lại, hướng theo chiều leo thang căng thẳng”, - Grigory Zinoviev bổ sung.