Công nghệ laser mà họ đề xuất có đặc điểm là hiệu quả, độ chính xác cao và chi phí thấp. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bioegineering.
Theo các bác sĩ, hầu như tất cả các ca phẫu thuật phức tạp để lại những vết sẹo giống khối u thô từ mô liên kết. Nếu những vết sẹo trên da thường chỉ gây mất thẩm mỹ và không có hại, thì những vết sẹo ở các cơ quan nội tạng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của chúng, các chuyên gia cho biết.
Các nhà khoa học giải thích thêm, các phương pháp chữa lành vết mổ được sử dụng ngày nay có một số hạn chế. Ví dụ, việc sử dụng phương pháp truyền thống với các loại kim và chỉ phẫu thuật bị hạn chế trong các thao tác trên màng nhầy, mạch máu và các lớp mô mỏng manh khác. Các chuyên gia cho biết, phẫu thuật bằng phương pháp hàn điện và siêu âm có thể dẫn đến tổn thương các mô lành, và các khối đông dính thường không đủ bền.
Alexander Gerasimenko trong phòng thí nghiệm của Viện Hệ thống Y sinh thuộc Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
© Ảnh : Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
Công nghệ mới
Các nhà khoa học từ Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia (MIET) và Đại học Tổng hợp Y khoa quốc gia mang tên Sechenov (MSMU) đã phát triển một phương pháp mới đảm bảo phục hồi các vết cắt trong các mô cơ thể mà không để lại sẹo. Công nghệ mới liên quan đến việc sử dụng một thành phần hữu cơ sinh học đặc biệt làm chất hàn được áp dụng cho vùng vết thương, sau đó các cạnh của nó được hàn bằng tia laser.
“Chúng tôi đã chứng minh rằng, phương pháp sử dụng công nghệ laser trong việc sửa chữa các vết thương mô mềm có những ưu điểm so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống. Công nghệ này cho phép nhanh chóng có được vết rạch nhỏ với kích thước tối thiểu, trong tương lai sẽ không để lại vết sẹo gồ ghề”, - người đứng đầu cuộc nghiên cứu Alexander Gerasimenko, phó giáo sư của Viện Hệ thống Y sinh thuộc Đại học MIET cho biết.
Theo ông, hiệu ứng này được cung cấp bởi thành phần độc đáo của chất hàn dựa trên Albumin, một loại protein trong huyết tương tạo áp lực keo máu, cũng như chất Indocyanine Green ( ICG) hấp thụ quang phổ và ống nano carbon đơn vách.
Alexander Gerasimenko trong phòng thí nghiệm của Viện Hệ thống Y sinh thuộc Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
© Ảnh : Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
Bản thân thiết bị laser được trang bị hệ thống phản hồi nhiệt độ thông minh cho phép kiểm soát cường độ bức xạ laser. Với sự trợ giúp của phần mềm, quá trình đốt nóng mô sinh học bằng laser diễn ra với độ chính xác 0,5 ° C.
“Các thành phần của chất hàn được lựa chọn sao cho hấp thụ bức xạ laser nhiều nhất có thể, hướng chùm tia laser vào vùng tổn thương. Dưới tác dụng của bức xạ, chất hàn lỏng được biến đổi thành một hỗn hợp sinh học xốp rắn kết nối chắc chắn các cạnh của vết cắt. Trong quá trình chữa lành, hỗn hợp sinh học này thúc đẩy sự phát triển của các mô thành cấu trúc của nó, sau đó hòa tan và được đào thải ra khỏi cơ thể”, - Alexander Gerasimenko giải thích.
Ngay sau ca phẫu thuật, đường rạch bằng laser với chất hàn hữu cơ sinh học có chiều rộng nhỏ hơn ba đến bốn lần so với đường rạch bằng phương pháp khâu bằng chỉ. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, 10 ngày sau ca phẫu thuật, các mô ở khu vực được khâu trên thực tế không thể phân biệt được với da ban đầu.
Alexander Gerasimenko trong phòng thí nghiệm của Viện Hệ thống Y sinh thuộc Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
© Ảnh : Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
Kết quả của thử nghiệm là gì?
Các cuộc thử nghiệm thực hiện ca mổ theo phương pháp mới không chỉ cho thấy hiệu quả chữa lành các vết rạch da tuyến tính mà còn làm giảm viêm, không có rối loạn vi tuần hoàn và tăng tốc phát triển mô liên kết tại vị trí vết thương, các nhà phát triển lưu ý.
“Công nghệ tái tạo mô bằng laser của chúng tôi cho phép giảm thời gian phục hồi chức năng sau ca phẫu thuật, giúp giảm chi phí dịch vụ và vật liệu y tế. Chi phí thấp giúp nhiều bệnh nhân tiếp cận kỹ thuật cao”, - Alexander Gerasimenko cho biết.
Alexander Gerasimenko trong phòng thí nghiệm của Viện Hệ thống Y sinh thuộc Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
© Ảnh : Đại học Nghiên cứu Tổng hợp Quốc gia MIET
Ở giai đoạn này, công nghệ mới đang được thử nghiệm trên các mô khác nhau của cơ thể. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp mới để phục hồi màng nhầy trong các ca phẫu thuật hàm mặt, mạch máu cũng như phẫu thuật ghép sụn khớp để chấn thương chỉnh hình.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ chương trình liên bang “Ưu tiên 2030”.