Như ấn phẩm cho biết, một trong những thành tựu chính là sự chuyển đổi sang động cơ nhiên liệu rắn, bởi như vậy gây không ít phức tạp cho khả năng trinh sát của vệ tinh. Tên lửa nhiên liệu rắn có thể phóng một cách bất ngờ. Phân tích về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên cho thấy trong năm 2016-2017, chỉ 13% số vụ phóng sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, còn từ sau năm 2019, loại này chiếm tỷ lệ hơn 70% số vụ phóng. Theo tờ báo, Bình Nhưỡng đã thay thế các mẫu «Scud» và «Nodon» cũ bằng các tên lửa mới KN-23 và KN-24, tương tự như các tên lửa mà Nga và Hoa Kỳ đang sở hữu.
Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên đã phát triển công nghệ cho phép tên lửa cơ động trong khi bay, như vậy khó bị đánh chặn. Chẳng hạn, tên lửa có khả năng «lặn mất» lúc đang bay để thay đổi độ cao, cũng như cơ động sang phải và sang trái.
Các chuyên gia giả định rằng CHDCND Triều Tiên đang trong quá trình phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng có thể tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ bảy.
Quốc gia hạt nhân
Ngày 9 tháng 9, Triều Tiên chính thức tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân. Trong kỳ họp ngày 7 tháng 9, Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên khóa 14 chính thức thông qua sắc lệnh nhan đề «Chính sách về Vũ khí Hạt nhân». Giờ đây, duy nhất nhà lãnh đạo đất nước Kim Jong-un có quyền đưa ra bất kỳ quyết định. Đạo luật mới cũng quy nhận rằng CHDCND Triều Tiên có quyền thực hiện cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào kẻ thù.