Những kinh nghiệm của Nga phát triển môn thể thao mạng trong học sinh phổ thông. Tốt hay xấu?

Tại Diễn đàn Phát triển Công nghệ Quốc tế Technoprom-2022, Nga đã giới thiệu trường thể thao đầu tiên của Cục Dự trữ Olympic, nơi môn thể thao điện tử bắt đầu được giảng dạy vào mùa hè năm nay để chuẩn bị cho các cuộc tranh tài trong trò chơi máy tính.
Sputnik
Phóng viên Sputnik Việt Nam đã có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với cô Ksenia Gerasimova, Trưởng phòng Giám sát Thực tiễn Giáo dục Thế giới tại Học viện Bộ Giáo dục, cô cho biết về các xu hướng và những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này.
Trước hết Ksenia Gerasimova lưu ý đến tầm quan trọng của sự kiện này, cô nhấn mạnh rằng, môn thể thao điện tử cần một lượng nhân sự ổn định. Vào năm 2022, Bộ Thể thao đã phê duyệt tiêu chuẩn liên bang về đào tạo chuyên nghiệp cho các bạn trẻ đam mê thể thao điện tử, không lâu sau tại Nga đã xuất hiện trường thể thao đầu tiên đưa thể thao điện tử (eSports) vào ngành đào tạo chính thức.
Trái ngược với những quan điểm rập khuôn về việc "trò chơi máy tính" có hại cho sức khỏe, Ksenia Gerasimova lưu ý với Sputnik:

“Tập luyện nhiều môn thể thao “truyền thống” ở cấp độ chuyên nghiệp cũng không có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. eSports rất có giá trị bởi vì những người trẻ rất quan tâm đến nó, vì vậy điều quan trọng là phải đặt sự phát triển của môn thể thao này trên một nền tảng đáng tin cậy”.

Các môn thể thao điện tử

Ksenia Gerasimova nói thêm rằng, eSports không chỉ là các cuộc thi: đó là công việc của các nhà phân tích, huấn luyện viên, nhà quản lý, nhà tổ chức, nhà báo, nhà bình luận, nhà điều hành, v.v. - tất cả những nghề nghiệp này đều liên quan đến việc tổ chức các sự kiện eSports.
Tuyển nữ Việt Nam thay đổi định kiến của phụ huynh về thể thao điện tử
Việc đưa thể thao điện tử vào ngành đào tạo chính thức sẽ giúp phát triển một số kỹ năng, nhưng, rõ ràng là điều này sẽ không gây thiệt hại cho chương trình giáo dục chính. Như dự kiến, đến năm 2024, các câu lạc bộ thể thao sẽ được thành lập ở tất cả các trường học của Nga, trong số đó sẽ có thể thao mạng.
Chuyên gia nhấn mạnh rằng, quá trình đào tạo các game thủ E-Sport nên tiến hành trong khuôn khổ các CLB ngoại khóa, và không nên can thiệp vào sự phát triển toàn diện. Một đề tài riêng là việc đào tạo game thủ có trình độ cao hơn học sinh trung học cơ sở.

“Việc triển khai đào tạo eSports như một chương trình giáo dục riêng biệt là rất hợp lý, nhưng, cần phải để lại cơ hội cho những ai không còn đủ động lực cháy hết mình trong môn thể thao này để họ có thể chuyển sang các lĩnh vực liên quan: tổ chức sự kiện, tiếp thị”, - Ksenia Gerasimova nói.

Điều quan trọng là phải có các mối liên hệ để thực tập và hiểu được học sinh quan tâm đến điều gì và muốn làm gì trong tương lai.
“Cần phải lưu ý rằng, rèn luyện cho những đứa trẻ đam mê trò chơi máy tính không có nghĩa là thu hẹp cơ hội của chúng và tước đi cơ hội nhận ra bản thân trong những ngành “truyền thống”, - chuyên gia lưu ý.
Trung Quốc và Hàn Quốc - hai quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực Thể thao điện tử - có những ví dụ thú vị. Hai quốc gia này có nhiều câu lạc bộ, tổ chức các giải đấu thể thao điện tử và chuyên môn hóa bắt đầu từ cấp đại học.
Từng bị coi là ‘vô bổ’, eSports Việt Nam nâng ‘level’ quốc tế như thế nào?

"Ví dụ, năm học đầu tiên, sinh viên nghiên cứu lịch sử phát triển thể thao điện tử, các nguyên tắc cơ bản trong các thể loại trò chơi và cách tổ chức các giải đấu. Năm học thứ hai, sinh viên có thể lựa chọn giữa "thể thao điện tử" và "quản lý", năm thứ ba - thực tập trong các công ty thể thao điện tử. Điều quan trọng là phải có thái độ linh hoạt, nếu hoạt động giải đấu không mang lại kết quả như mong muốn, bạn có thể tìm đến ban quản lý", - chuyên gia cho biết.

Thể thao điện tử không còn là một ngành quá non trẻ, nhưng ngành này vẫn đang phát triển nhanh chóng, quỹ giải thưởng tại các giải đấu lên tới hàng chục triệu đô la, và chiến thắng tại các sự kiện như vậy góp phần nâng cao uy tín, vị thế của đất nước.
Thảo luận