Tại sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN báo lỗ?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa bất ngờ báo lỗ. Con số mức lỗ mà EVN công bố là gần 16.000 tỷ đồng trong nửa năm 2022.
Sputnik
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, doanh thu nửa đầu năm nay của EVN có “tăng nhẹ” so với cùng kỳ 2021, tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh khiến tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng điện của Việt Nam phải báo cáo thua lỗ.

Vì sao EVN báo lỗ?

Theo công bố báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh nghiệp này đã bất ngờ báo lỗ.
Cụ thể, trên báo cáo tài chính hợp nhất, tổng doanh thu EVN là 221.231 tỷ đồng, tăng trưởng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
“Tuy doanh thu tăng nhưng giá vốn của Tập đoàn cũng tăng mạnh, khiến EVN lỗ gộp hơn 4.200 tỷ đồng”, - báo cáo cho hay.
Được biết, sau khi trừ đi các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và lỗ sau thuế 16.586 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản EVN là 673.157 tỷ đồng, giảm hơn 32.200 tỷ đồng so với đầu năm (giảm 4,57%).
Trong khi đó, trên báo cáo tài chính công ty mẹ, doanh thu EVN đạt 189.194 tỷ đồng, lỗ gộp 13.400 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 22.200 tỷ đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam mong nhận được sự thông cảm sau sự cố điện vừa qua
Được biết, trong 6 tháng năm 2022, điện sản xuất của EVN và các Tổng Công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 60,54 tỷ kWh, chiếm 45% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống, là 133,11 tỷ kWh.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng, vìgiá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao dẫn tới nhiều khó khăn về tài chính.

EVN: Nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng điện Việt Nam

Báo cáo về tình hình hoạt động tháng 8 và mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 9 của EVN cho thấy, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 8 đạt 23,9 tỷ kWh.
Pháp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam vay tiền
Lũy kế 8 tháng, sản lượng điện đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ. Trong đó tỷ lệ huy động một số loại hình nguồn điện trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống cụ thể là sản lượng thủy điện đạt 63,25 tỷ kWh, chiếm 34,8%, nhiệt điện than đạt 71,67 tỷ kWh, chiếm 39,4%, tua bin khí đạt 19,67 tỷ kWh, chiếm 10,8%, năng lượng tái tạo đạt 24,95 tỷ kWh, chiếm 13,7%, điện nhập khẩu đạt 1,91 tỷ kWh, chiếm 1%.
Như vậy có thể thấy, sản lượng điện than trong tổng sản lượng điện của EVN hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất.

EVN: Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tăng

Theo EVN, giai đoạn 8 tháng đầu năm, điện sản xuất của EVN và các tổng công ty phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 84,57 tỷ kWh, chiếm 46,49% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.
Đáng chú ý, như trên Sputnik đề cập, EVN thừa nhận rằng, do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao dẫn tới việc tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Về nguồn điện, EVN cho biết, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã được Bộ Công Thương cho phép thi công trở lại.
Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm (dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, dự án cơ sở hạ tầng dùng chung các nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Dung Quất 1, 2 và 3...) vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được xử lý dứt điểm...
Đối với công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVN cho biết, đến hết tháng 8, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 90,72%, tỷ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt toàn EVN đạt 97,32%.
Công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản JERA mua hơn 35% cổ phần Điện Gia Lai
Về hoạt động xây dựng, trong 8 tháng, EVN và các đơn vị đã khởi công 88 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 65 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500kV.
Trong đó, đã đóng điện đường dây 500kV Quảng Trạch - Vũng Áng và sân phân phối 500kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, trạm biến áp 220kV Chư Sê, nâng công suất trạm biến áp 220kV Bỉm Sơn, nâng công suất trạm biến áp 220kV Đô Lương, dự án đấu nối 110kV sau trạm biến áp 220kV Chư Sê, đường dây 110kV cấp điện cho trạm biến áp 110kV XM Đại Dương.
Báo cáo về công tác chuyển đổi số, tập đoàn cho hay, các đơn vị trong toàn EVN đã hoàn thành 86,5% kế hoạch thực hiện công tác chuyển đổi số trong 2 năm 2021 - 2022, trong đó có một số lĩnh vực đã hoàn thành với tỷ lệ cao như quản trị nội bộ (98,98%), kinh doanh và dịch vụ khách hàng (97,56%), đầu tư xây dựng (94,8%).
Thông tin về mục tiêu trong tháng 9, tập đoàn Điện lực Việt Nam dự kiến sản lượng tiêu thụ điện bình quân toàn hệ thống ở mức 754,8 triệu kWh/ngày, tăng 18,6% so với cùng kỳ, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 41.400 MW.
Về công tác đầu tư xây dựng, tiếp tục xử lý vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tập trung thi công các dự án nguồn điện trọng điểm.
Về lưới điện, EVN sẽ tập trung nhân lực, vật tư thiết bị hoàn thành các dự án như Mạch 2 đường dây 220kV Lào Cai - Bảo Thắng, đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn, đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương, đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc.
Thảo luận