Việt Nam đã sản xuất được những linh kiện tiên tiến nào cho Boeing?

Các nhà cung cấp từ Việt Nam hiện đã sản xuất được một số bộ phận máy bay tiên tiến của ông lớn sản xuất máy bay thế giới Boeing.
Sputnik
Không chỉ tăng cường sự hiện diện và trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, Boeing cho biết, họ sẵn sàng làm việc với doanh nghiệp Việt Nam trong cung ứng linh kiện sản xuất máy bay, xây dựng nền tảng cho ngành hàng không vũ trụ của Việt Nam theo chuẩn quốc tế.

Boeing tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày 17 tháng 9, ông Micheal Vũ Nguyễn, Giám đốc Quốc gia Boeing tại Việt Nam cho biết, Boeing đã và đang tăng cường sự hiện diện của mình tại Việt Nam.
Theo ông Micheal Vũ Nguyễn, sau quyết định mở rộng làm ăn lâu dài tại Việt Nam, Boeing chú tâm vào xây dựng năng lực địa phương cũng như hợp tác với các tổ chức Việt Nam trên các lĩnh vực sản xuất, cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật, nghiên cứu và công nghệ, đào tạo và phát triển kỹ năng.

“Boeing đang làm việc tích cực với 5 hãng hàng không của Việt Nam trong việc tăng cường đội tàu bay, huấn luyện phi công, đào tạo lãnh đạo, chuyên gia trong ngành hàng không, kỹ sư và nhân viên tu bổ, bảo trì và sửa chữa máy bay”, ông Micheal Vũ Nguyễn nhấn mạnh.

Thực tế, trong nhiều năm qua, các nhà cung cấp từ Việt Nam đã sản xuất các bộ phận máy bay tiên tiến, bao gồm kết cấu hàng không cho Boeing.
Đồng thời, giá trị hàng sản xuất tại Việt Nam cho Boeing trong các năm qua là 200 triệu USD.
Khi nào các hãng hàng không Việt mới nhận được Boeing 737 Max và 777x?
Theo Giám đốc Quốc gia Boeing tại Việt Nam, Boeing tạo cơ hội và khuyến khích các nhà cung cấp chính đầu tư thêm, hoặc đầu tư mới vào Việt Nam và liên kết sâu rộng với các nhà cung cấp Việt Nam để tạo ra một chuỗi cung ứng đầy đủ, hiệu quả và linh hoạt nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng.
“Boeing sẽ làm việc với các nhà cung cấp chính để hỗ trợ các công ty Việt Nam trong việc huấn luyện, nâng cao kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, bảo đảm chất lượng và dịch vụ cho sản phẩm để đạt được đẳng cấp quốc tế cho ngành hàng không”, ông Micheal Vũ Nguyễn nhấn mạnh.

Các hạng mục Việt Nam sản xuất cho Boeing

Hôm 25 tháng 8 vừa qua, chia sẻ tại Diễn đàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ tại Việt Nam, ông Michael Vũ Nguyễn cũng đã nêu bật tầm quan trọng của thị trường Việt Nam với Boeing cũng như sự tham gia của đất nước Đông Nam Á này vào “chuỗi cung ứng” toàn cầu của gã khổng lồ sản xuất máy bay thế giới.
Theo đại diện Boeing, các dự báo gần đây cho thấy, trong vòng 30 năm tới, khu vực Đông Nam Á cần khoảng 4.000 máy báy mới để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong đó Việt Nam là quốc gia cần nhiều máy bay nhất.
“Để đáp ứng nhu cầu thị trường và trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam, Boeing không chỉ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, mà còn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, nâng cao năng lực hàng ngành hàng không vũ trụ của Việt Nam lên tiêu chuẩn quốc tế”, lãnh đạo Boeing Việt Nam cho hay.
Một chiếc máy bay cần tới hơn 6 triệu linh kiện khác nhau. Trong đó, 50% là vật tư nhỏ, đinh ốc.
“Mỗi chiếc Boeing được sản xuất ra trên thế giới, đều có linh kiện từ Việt Nam”, ông Micheal Vũ Nguyễn khẳng định .
Theo vị lãnh đạo, các hạng mục mà Việt Nam sản xuất có thể kể đến như cánh, cửa ra vào máy bay.
Phía Boeing hiện mua hàng từ nhiều nơi trên thế giới. Doanh nghiệp này cho biết, Việt Nam có tiềm năng từ nhân viên, chuyên gia có thể sản xuất, cung ứng sản phẩm cho Boeing.
Vietjet bắt tay Boeing tạo ra đến 200.000 việc làm cho người Mỹ
Để xây dựng chuỗi cung ứng, Boeing đang làm việc với 7 nhà cung ứng tại Việt Nam. Hiện tại, các công ty Việt Nam chưa làm việc được thẳng với Boeing mà phải thông qua các công ty Nhật, Hàn…Tuy nhiên, ông Michael Vũ Nguyễn cho biết, Boeing sẵn sàng làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam trong cung cấp linh phụ kiện cho sản xuất máy bay.
“Có thể trước mắt, các công ty Việt Nam chưa làm việc được thẳng với Boeing mà phải thông qua các công ty Nhật, Hàn… Chúng tôi cũng muốn làm việc thẳng với các công ty Việt Nam, tuy nhiên, tôi cho rằng, các công ty Việt Nam cũng cần phải đi trước khi chạy”, ông ông Michael Vũ Nguyễn lưu ý.
Ông Craig Abler, Phó Ghủ tịch khu vực chuỗi cung ứng châu Á của Boeing nhấn mạnh, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, việc tăng cường hợp tác với các nhà cung ứng Việt Nam và nâng cao kỹ năng người lao động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Việt Nam sẽ giúp Boeing nâng cao khả năng cạnh tranh.

“Boeing sẽ cùng hợp tác với các công ty Việt Nam để áp dụng những phương pháp thực hành tốt nhất cho sản xuất tinh gọn, quản lý nhà cung cấp và đào tạo chuyên ngành khác. Cùng với đó, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên toàn cầu”, ông Craig Abler nói.

Mong Boeing lập cơ sở sản xuất tàu bay tại Việt Nam

Chia sẻ thêm tại diễn đàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ tại Việt Nam hồi tháng trước, Giám đốc Boeing Việt Nam Michael Vũ Nguyễn nêu rõ, thị trường hàng không Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
“Chúng tôi muốn trở thành đòn bẩy hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành hàng không. Boeing muốn “theo gương” Samsung, Intel trong phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam”, ông Michael Vũ Nguyễn bày tỏ.
Về phần Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, khoảng 10 năm trở lại đây, ngành hàng không vũ trụ Việt Nam có sự tăng trưởng, phát triển vượt trội so các quốc gia trong khu vực.
Boeing muốn phát triển chuỗi cung ứng ở Việt Nam và tái lập hiện tượng Samsung, Intel
Theo ông Hoàng, năm 2020, công nghệ hàng không vũ trụ đã được đưa vào danh mục các ngành công nghiệp công nghệ cao được Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển.
“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm phục vụ công nghiệp hàng không”, đại diện Bộ KH&ĐT nêu rõ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Hoa Kỳ xúc tiến hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất và dịch vụ kỹ thuật ngành hàng không, như sản xuất linh kiện, bảo dưỡng tàu bay, công nghiệp sản xuất vệ tinh, công nghệ sóng viễn thông, đồng thời, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên toàn cầu.
Đối với Boeing, Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng đã thẳng thắn đề nghị ông lớn sản xuất máy bay thế giới thiết lập cơ sở sản xuất, lắp ráp ngay tại Việt Nam.

“Riêng đối với Boeing, chúng tôi mong muốn tập đoàn sẽ nghiên cứu phát triển trung tâm đào tạo phi công, chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực hàng không vũ trụ cũng như thiết lập cơ sở sản xuất tàu bay tại Việt Nam”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT Đỗ Nhất Hoàng nhấn mạnh.

Thảo luận