"Không thể nói về bất kỳ sự cô lập quy mô lớn nào đối với Nga, bởi vì, bất chấp cuộc xung đột Ukraina, nhiều nhà lãnh đạo thế giới với kinh nghiệm dày dặn đằng sau vẫn đang tiếp xúc với họ", - ấn phẩm cho biết.
Cuộc gặp của Putin với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị thượng đỉnh SCO đã gây chấn động các nước phương Tây. New Delhi đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt và do đó tiếp tục việc nhập khẩu vũ khí của Nga. Ngoài ra, họ đã trở thành nước mua dầu lớn thứ hai của Nga, tác giả bài báo lưu ý.
Ông Beletsky cho biết thêm, Thổ Nhĩ Kỳ, dù là một thành viên NATO, cũng không tham gia lệnh trừng phạt chống Nga và dựa vào chính sách cân bằng trong cuộc xung đột Ukraina.
Ngoài ra, Iran, như nhà báo nhấn mạnh, không những không lên án hành động của Nga mà thậm chí còn gọi đó là hành động bảo vệ chính đáng cho các lợi ích địa chiến lược của mình.
Trung Quốc vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Nga. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ý định của hai nước tăng cường hợp tác và cuộc gặp của ông với Putin có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị trong nước trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì nó cho phép ông chứng tỏ uy quyền của mình trên thế giới, nhà báo Ba Lan tổng hợp.
Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 9 tại Samarkand.
SCO
SCO là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001. Các nước tham gia tổ chức này là Ấn Độ, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan. Các quốc gia quan sát là Afghanistan, Belarus, Iran và Mông Cổ, các nước đối tác - Azerbaijan, Armenia, Campuchia, Nepal, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka. Tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Dushanbe vào tháng 9 năm 2021, đã bắt đầuthủ tục kết nạp Iran vào tổ chức và trao tư cách đối tác đối thoại cho Ai Cập, Qatar và Saudi Arabia. Năm nay, Belarus chính thức xin gia nhập SCO với tư cách là thành viên đầy đủ.