Chuyến thăm của bà Pelosi đến Yerevan dự kiến vào tối thứ Bảy và sẽ kéo dài đến ngày 19 tháng 9, như Đại sứ quán Hoa Kỳ thông báo. Theo dữ liệu của phái bộ đại diện ngoại giao Mỹ, trong chuyến thăm này bà Pelosi sẽ thảo luận với ban lãnh đạo Armenia về quan hệ song phương và tình hình trong lĩnh vực an ninh.
Chuyên gia lưu ý rằng chuyến thăm sắp tới hẳn là ngẫu nhiên trùng hợp với tình huống mới bùng phát trầm trọng ở biên giới của Armenia và Azerbaijan, nhưng chủ đề này cũng sẽ được thảo luận.
“Chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ trước, cách đây 3 tuần ... Có nghĩa là, nếu cố tình gắn chuyến thăm này với mục đích giải quyết tình huống mới bùng phát sẽ là không phù hợp", - ông Elbakyan nói với Sputnik.
Đồng thời, chuyến công du của bà Pelosi thuộc tuyến chính sách chung của Hoa Kỳ và phương Tây, nhằm tìm cách tách Armenia ra khỏi vùng ảnh hưởng của Liên bang Nga, chuyên gia nhận xét.
"Trò chơi rất đơn giản – Hoa Kỳ và tập thể chính trị phương Tây đang cố gắng giành giật khu vực này khỏi ảnh hưởng của Nga", - ông nói.
Theo lời chuyên gia, dữ liệu từ cuộc thăm dò do Viện Cộng hòa Quốc tế thực hiện tại Armenia cho thấy 52% cư dân phản đối việc phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga.
"Và người dân chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra hoạt động chiến sự ở Ukraina ... Phương Tây cũng nắm được những dữ liệu như vậy, do đó quyết định kích hoạt nỗ lực ở giai đoạn này trong khuôn khổ trò chơi địa chính trị lớn của họ. Chúng tôi thấy các đại lý «sức mạnh mềm» của họ đang ráo riết hoạt động ở Armenia", - chuyên gia cho biết.
Theo lời ông, các điệp viên phương Tây suy đoán rằng Nga có căn cứ quân sự ở Armenia và là đồng minh trong CSTO nhưng sẽ không can thiệp quân sự vào tình hình ở biên giới với Azerbaijan, trong khi đó họ «quên» tuyên bố của chính quyền Armenia.
"Đây là cuộc tranh biện mà phái thân phương Tây kích hoạt vận động hành lang... Vấn đề rất rõ ràng: đang diễn ra cuộc đấu giành giật vùng ảnh hưởng", - ông nói.
Theo ý kiến chuyên gia, bản thân bà Pelosi chẳng có gì để đề xuất với Armenia nhằm giải quyết tranh chấp với Azerbaijan, bởi người Mỹ không tích cực can thiệp vào cuộc xung đột của hai nước này mà theo đuổi mục tiêu như đã nói ở trên.